Lựa chọn phương án phù hợp trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 77)

a) Lập luận dẫn đến lựa chọn phương án:

* Thứ nhất, căn cứ vào kết quả điều tra xã hội học:

Tổng hợp từ kết quả điều tại 3 tỉnh đại điện cho vùng miền núi, đồng bằng, ven biển ta thấy:

- Tỉ lệ số hộ có ý kiến không đồng ý với việc giao lại đất chiếm đa số. Cao nhất ở khu vực miền núi có ít biến động về đất đai chiếm tới 94,1% và giảm xuống với khu vực có mức biến động về đất đai lớn nhưng tỉ lệ vẫn cao tới 66,5%.

- Tỉ lệ các hộ đồng ý giao lại đất rất thấp, trung bình 5,2% ở khu vực miền núi và cao nhất ở khu vực đồng bằng với biến động mạnh về đất đai cũng chỉ chiếm tới 23,5%. Mặc dù hầu như các hộ bị thu hồi đất đều đồng ý với phương án giao lại đất nhưng thực tế thì số hộ này chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số hộ tham gia sản suất nông nghiệp.

Bảng 3.2: Ý kiến của hộ gia đình, cá nhân về chính sách thu hồi đất để giao lại đất theo mặt bằng lao động mới

Tỉnh Không Không có ý kiến

Hà Giang 5,2% 94,1% 0,8%

Hà Tĩnh 13,1% 76,6% 10,3%

Bắc Ninh 23,5% 66,5% 10,0%

74

Từ những phân tích trên và những nhược điểm mà phương án giao lại đất gặp phải, có thể thấy phương án này có tính khả thi không cao bởi tốn kém kinh phí và sẽ bị đa phần người dân phản đối, không hưởng ứng, dễ gây bất ổn xã hội khiến cho việc thực hiện rất phức tạp.

- Đối với phương án gia hạn thêm thì có tính khả thi hơn phương án giao lại bởi số người dân đồng tình cao hơn nhưng lại không giải quyết được vấn đề tâm lý lo lắng khi đầu tư sản xuất quy mô lớn vào đất của người dân, không kích thích được quá trình tập trung ruộng đất. Cứ mỗi khi thời hạn giao đất kết thúc lại phải tốn kinh phí cho việc xác định việc sử dụng đất của người dân, điều này còn gây nên những nhũng nhiễu khi chưa có chế tài cụ thể chi tiết như hiện nay. Tình trạng nảy sinh là lo lắng về thời hạn giao đất, người sử dụng không dám thực thiện mô hình sản xuất quy mô lớn mà sản xuất nhỏ lẻ đầu tư ngắn hạn để thu hồi vốn nhanh khiến cho năng suất không thể tăng cao được vì thiếu sự đầu tư về công nghệ.

Qua những phân tích trên cho thấy phương án khả thi và đem lại hiệu quả cao nhất là phương án xóa bỏ thời hạn giao đất. Tuy phương án tuy có số người dân đồng tình không nhiều hơn phương án gia hạn là mấy nhưng lại tốn ít kinh phí nhất và giải quyết được vấn đề kích thích tâm yên tâm lý đầu tư sản xuất quy mô lớn, khích thích những người sản xuất giỏi tập trung ruộng đất. Không còn phải tốn kinh phí cho xác định việc sử dụng đất của người dân mỗi khi hết hạn, đồng thời giảm bớt công sức cho công tác quản lý vì các vùng chuyên canh được hình thành thì việc quản lý nội vùng sẽ được chính những nhóm nông dân tạo nên vùng đó quản lý. Giải quyết triệt để vấn đề nhũng nhiễu cố tình vi phạm của một bộ phận cán bộ.

* Thứ hai, căn cứ vào kinh nghiệm quốc tế của Đài Loan: Cũng bắt đầu

với nền nông nghiệp phần đa là sản xuất trên diện tích nhỏ của từng nông hộ như Việt Nam, nhưng ngày nay ngành nông nghiệp của Đài Loan đã phát triển vượt bậc, hình thành phổ biến hoàn toàn được các mô hình sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Liên hệ với Việt Nam, tại sao ta chưa thể thực hiện được như đài loan mặc dù về mặt tự nhiên, con người có đầy đủ những điều kiện thuận lợi hơn?

- Yếu tố chính sách: Nước ta cũng có rất nhiều chính sách khuyến nông, hỗ trợ và thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

- Yếu tố tích tụ đất: Mặc dù nước ta có quy định về hạn mức giao đất, nhưng phần đất vượt hạn mức sẽ được tính thành cho thuê đất vậy yếu tố này không gây

75

cản trở nhiều đến việc tích tụ và đầu tư lớn vào đất.

- Yếu tố thời hạn: Nước ta quy định giao đất nông nghiệp có thời hạn và giao theo Nghị định 64 là 20 năm, thời gian này quá ngắn để có thể đầu tư sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Hơn thế nữa phần diện tích vượt hạn mức sẽ được tính là cho thuê với thời gian bằng ½ thời gian giao đất nên càng ngắn hơn nữa. Cộng thêm chưa có chỉ tiêu cụ thể về việc xét gia hạn tiếp khi thời hạn sử dụng đất hết, mà việc xét duyệt này phụ thuộc hoàn toàn vào các bộ địa phương.

Do đó cho thấy yếu tố thời hạn sử dụng đất là yếu tố quyết định cản trở việc tích tụ ruộng và đầu tư công nghệ để sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Các hợp tác xã này giống hình thức thành lập các nhóm nông dân để tích tụ đất đai ở ta và được cổ phần hóa, phân rõ trách nhiệm và quyền lợi, người quản lý chỉ là người giám sát đảm bảo quyền lợi cho cả nhóm được các nông dân bầu ra. Người chịu trách nhiệm thực hiện và ra quyết định là người đứng đầu và những người có cổ phần lớn.

Những nhóm nông dân này tạo nên những vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn với chi phí thấp do có sự hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, vốn của nhà nước và các chính sách hỗ trợ khác của chính phủ. Đồng thời nhóm này còn có thể liên kết với các đơn vị tổ chức khác tạo thành cầu nối gắn kết từ quản lý tới các khâu nguồn lực đầu vào, sản xuất, quảng bá tiêu thụ sản phẩm đầu ra và đảm bảo đời sống của chính những người tham gia sản xuất. Chính điều này tạo nên sự canh tranh rất lớn khiến cho các địa chủ hình thành do đầu cơ đất đai không thể tồn tại được trong thị trường và buộc phải gia nhập nhóm nông dân. Do đó giải quyết được nguy cơ lớn nhất mà của phương thức xóa bỏ thời hạn sử dụng đất nông nghiệp.

* Thứ ba, căn cứ vào các nghiên cứu khác trong nƣớc: Theo như kết quả

tổng hợp và phân tích được trích từ “báo cáo chính sách tích tụ ruộng đất” của Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, có thể thấy:

Năm 2006, cả nước có 70,4% số hộ có diện tích đất dưới 0,5ha trong khi chỉ có 3,5% số hộ có diện tích trên 3ha. Đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) manh mún và phân tán với 94% hộ quy mô diện tích dưới 0,5 ha.

76

Bảng 3.3: Mức độ manh mún đất đai của nông hộ năm 2006 Các Vùng Tổng diện tích đất (m2 ) Số mảnh Diện tích mảnh (m2) Đồng bằng sông Hồng 2440,3 3,9 2342,5 Đông Bắc 9275,4 4,5 573,2 Tây Bắc 15872,4 7,1 2355,6 Bắc Trung Bộ 4912,2 4,8 1102,9

Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Trích từ tính toán từ số liệu Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn 2006

Qua những kết quả trích dẫn trên ta thấy hiệu quả sản xuất lúa dưới 1ha khá thấp do chi phí đầu vào lớn và năng suất thấp hơn dẫn đến lãi thấp hơn. Từ diện tích 1-3ha lãi suất bắt đầu ổn định do tỉ lệ giữa lợi nhuận và chi phí đầu tư dơn thuần không còn thay đổi lớn theo diện tích nữa mà phụ thuộc vào sự đầu tư công nghệ để đạt hiệu quả cao.

Báo cáo chính sách tích tụ ruộng đất của Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn đã có nhận xét: “Ở miền Bắc và miền Trung chỉ có thể tiến hành tập trung ruộng đất và phụ thuộc vào vấn đề tổ chức thể chế vì những lý do. Thứ nhất, một thực trạng báo động ở khu vực nông thôn Việt Nam khi quỹ đất địa phương ngày một giảm và quỹ

Hình 3.1: Chi phí lợi nhuận sản xuất lúa theo quy mô

Hình 3.2: Tỉ lệ lợi nhuận/chi phí sản xuất theo quy mô

77

đất tăng nhanh, điều này đồng nghĩa với tâm lý giữ đất là phổ biến, nhất là ở các tỉnh ĐBSH. Thứ hai, việc tăng quy mô đất đai ở ĐBSH và miền trung không có nhiều tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Điều này đã được kiểm chứng thông qua sử dụng mô hình phân tích hiệu quả kinh tế sử dụng đất ở các vùng này. Mặt khác, sự khác biệt về quy mô đất đai và thu nhập ở ĐBSH không lớn như các vùng khác, nhóm hộ nghèo cũng vẫn là nhóm hộ có diện tích đất trung bình thấp, nhưng nhóm hộ trung bình lại có diện tích đất bình quân lớn hơn cả hộ giàu. Sự khác biệt thấp này cũng gợi ý rằng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất có thể không phụ thuộc nhiều vào quy mô đất đai mà còn nhiều yếu tố khác. Thứ tư, việc mua bán đất cũng như thuê đất không tạo nên tác động tích cực trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng này. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích thuê đất trung bình rất nhỏ, chỉ 200m2 ở ĐBSH và 100m2 ở miền Trung, với đối tượng thuê là những hộ có đất và chỉ nhằm phục vụ mục đích sản xuất nông nhiệp đáp ứng nhu cầu cho gia đình chứ hầu như không có mục đích kinh doanh hay sản xuất hàng hóa. Việc mua bán đất cũng ảnh hưởng ngược đối với đất có diện tích dưới 0,5ha ở ĐBSH và 0,12ha ở miền Trung nên hiệu quả thu nhập đối với hộ không lớn. Như vậy rõ ràng thị trường không có tác động lớn đến sản xuất tại đây.”

* Lựa chọn phƣơng án: Từ những minh chứng trên, có thể thấy yếu tố căn

bản cần giải quyết đó là xóa bỏ thời hạn sử dụng đất, chuyển sang giao quyền sử dụng đất nông nghiệp vô thời hạn để người dân yên tâm đầu tư quy mô lớn và chiều sâu công nghệ vào sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Đồng thời kích thích được quá trình tập trung đất đai và ổn định xã hội bởi những mâu thuẫn tranh chấp nảy sinh khi thời hạn giao đất sắp hết đã không còn tồn tại.

b) Những biện pháp cụ thể được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả của phương án xóa bỏ thời hạn sử dụng đất.

- Giao quyền sử dụng đất vô thời hạn cho các hộ sản xuất.

- Có chính sách bồi thường chi phí đầu tư và hỗ trợ đào tạo chuyển đổi việc làm cho hộ dân khi thu hồi đất phục vụ mục đích xã hội.

- Có chính sách khuyến khích người sản xuất giỏi tập trung ruộng đất quy mô lớn để hình thành các trang trại chuyên canh sản xuất hàng hóa.

- Không giao đất cho những người mới sinh và những người thuộc diện giao đất mà trước kia chưa giao, cần tập trung đào tạo chuyển đổi nghề cho lực lượng lao động này.

78

- Thực hiện chuyển đổi ruộng đất để giảm manh mún và quy hoạch lại ruộng đất:

+ Phương án 1: Chuyển đổi toàn phần

Nếu được nhân dân đồng tình, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ, các thôn và chi bộ chỉ đạo kiên quyết, công bằng, hợp lý thì tiến hành chuyển đổi toàn bộ trên cơ sở định sản lượng, hạng đất, chế độ tưới tiêu phải đúng thực tế, cân đối mức ăn của từng nhân khẩu tại thời điểm giao ruộng.

+ Phương án 2: Chuyển đổi từng phần

Kiên quyết vận động hộ nông dân tự chuyển đổi ruộng đất cho nhau.

Các hộ tự nguyện thỏa thuận với nhau chuyển đổi từng vùng, khoảnh ruộng liền kề cùng hạng đất, loại ruộng diện tích với nhau.

Phương án này áp dụng đối với những thôn có ruộng ít manh mún (các hộ cơ bản đang sử dụng dưới 3 thửa) và đã hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, giao thông thủy lợi nội đồng.

- Khuyến khích thành lập các nhóm nông dân để tự thỏa thuận chuyển đổi cho nhau và tập trung ruộng đất để thành lập các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn với chất lượng sản phẩm cao, tạo được thương hiệu riêng, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Chính phủ có chính sách hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ, vốn cho các nhóm nông dân để sản xuất hàng hóa quy mô lớn chất lượng cao và giảm chi phí sản xuất nhằm tăng tính cạnh tranh, khiến cho những người đầu cơ ruộng đất buộc phải tham gia nhóm nông dân để có tồn tại trong thị tường.

Báo cáo chính sách tích tụ ruộng đất của Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn đã chỉ ra: “Đối với miền Bắc và miền Trung, cần huy động cộng đồng cho tập trung ruộng đất, trong đó người dân tự sắp xếp, quy hoạch; Nhà nước hỗ trợ đo đạc, quy hoạch, cơ sở hạ tầng, công nhận và cấp sổ đỏ. Cần trao quyền thực sự cho các cộng đồng địa phương, Nhà nước ban hành văn bản chính thức giao nhiệm vụ cho các cộng đồng nông thôn những nơi chính quyền địa phương có khả năng và nhu cầu dồn điền đổi thửa. Để cho các địa phương bàn bạc, xây dựng giải pháp và thực hiện công tác dồn đổi ruộng cho nhau. Sau khi đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa, Nhà nước sẽ tổ chức đăng ký và hỗ trợ cấp giấy chứng nhận lại cho các chủ đất. Hỗ trợ bằng kinh phí, khoa học kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp như mương, đường xá, lưới điện…nhằm giúp các cộng đồng nông thôn hoàn thành dự

79

án chuyển đổi của họ. Một trong những mô hình dồn điền đổi thửa hình thành được vùng sản xuất lớn là vùng trồng vải tại huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Vào năm 1993, người dân tại địa phương khi nhận thấy trồng vải thu được lợi nhuận cao, họ tự bàn bạc vận động nhau để trao đổi các mảnh đất. Sau khi việc trao đổi đất đai giữa các hộ hoàn tất, chính quyền địa phương đã đứng ra xác nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới cho các hộ. Kết quả của quá trình là việc hình thành nên một vùng sản xuất vải thiều hàng hóa nổi tiếng trong những năm vừa qua.”

c) Bình luận về quy định của Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi về thời hạn sử dụng đất

Tại Điều 109 về đất sử dụng có thời hạn, dự thảo Luật quy định rõ: "Thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

Còn thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá 50 năm". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định cụ thể trong dự thảo luật đất đai như sau:

- Tại Điều 112, dự thảo Luật nêu rõ: Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 3 ha đối với mỗi loại đất. Còn hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân là không quá 10 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng và không quá 30 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

- Tại Điều 113, dự thảo Luật quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chính sách giải quyết vấn đề thời hạn sử dụng đất sản xuất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64 - CP (Trang 77)