Những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa sang thị trường Australia (Trang 55)

2.2.3.1. Môi trường vi mô

Môi trường kinh tế

Việt Nam đang trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển với việc khơi dậy mọi nguồn lực, tiềm năng thế mạnh trong nước và quốc tế.

Bối cảnh quốc tế và khu vực đã đưa lại nhiều cơ hội thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế thị trường và đẩy mạnh kinh tế quốc tế. Dưới tác động của các xu hướng kinh tế Việt Nam đang từng bước gia nhập các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Về quan hệ kinh tế, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 176 nước, có quan hệ ngoại giao tốt với nhiều tổ chức quốc tế góp phần mở ra những

con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội

cam kết mạnh mẽ về tự do hóa thương mại thông qua hội nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam có điều kiện để thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, rút ngắn hiện đại.

Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng

nhanh nhất thế giới đạt 18% trong giai đoạn 1998 – 2008. Năm 2008, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về

sản lượng nuôi trồng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên

thế giới.

Bộ NN&PTNT cho biết, thủy sản phát triển khá nhanh sau “cơn bão” của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hiện nay, thủy sản của Việt Nam đã được xếp thứ 10 trong top những nước thủy sản hàng đầu thế giới.

Môi trường kỹ thuật – công nghiệp

Công nghệ của ngành thủy sản gắn liền với các hoạt động đánh bắt, nuôi

trồng, chế biến cũng như bảo quản thủy sản. Hầu hết các công ty chế biến thủy sản

nước ta kỹ thuật công nghiệp còn lạc hậu. Chúng ta còn thiếu các kỹ thuật công nghệ đánh bắt mới của ngành thủy sản thế giới, đặc biệt là đánh bắt xa bờ với

phương tiện công nghệ kỹ thuật hiện đại.

Nhận thấy thủy sản là ngành có tiềm năng và mang lại lợi ích lớn cho nước nhà. Cả Nhà nước và Doanh nghiệp không ngừng đầu tư , nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ đánh bắt đặc biệt là công nghệ chế biến. Kết quả những năm gần đây cho thấy Việt Nam là nước có uy tín trên thị trường về mặt hàng thủ sản

xuất khẩu. Theo tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Ủy ban

Châu âu (EU) đã công nhận them 53 doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam có đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường này. Để đạt được kết quả trên, doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam đã phải vượt qua nhiều chương trình kiểm tra chất lượng

ngặt nghèo do phái đoàn của EU tiến hành. Trước đó, Việt Nam đã có 330 doanh

nghiệp được xuất khẩu sang thị trường EU. Hiện EU là một trong những thị trường

thủy sản lớn với kim ngạch 1.135,315 triệu USD. Hiện cả nước có 291 doanh

nghiệp được phép xuất khẩu sang Canada theo thỏa thuận.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng cho hàng xuất

khẩu Việt Nam hiện nay, có một số quốc gia sẽ cấm nhập khẩu hàng xuất khẩu của

Việt Nam nếu trong thời gian tới còn xảy ra hiện tượng kém chất lượng được xuất sang. Để đảm bảo Việt Nam đã thực hiện những yêu cầu đã cam kết khi xuất hàng

sang thì một số nước đã gửi kế hoạch cử đoàn thanh tra sang Việt Nam để kiểm tra

các vấn đề về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong chế

biến thủy sản xuất khẩu.

Hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị đón các đoàn thanh tra để rà

soát lại vùng nuôi và các đại lý cung cấp nguyên liệu. Các doanh nghiệp thủy sản

cũng đang tiến hành huấn luyện một số lỹ năng cho công nhân viên, nâng cấp nhà

xưởng, cơ sở chế biến, kho chứa…để sẵn sàng làm việc với các cơ quan nước

ngoài.

Môi trường chính trị - pháp luật

Với chính sách đa phương hóa các hoạt động kinh tế quốc tế và thực hiện

chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước, hoạt động xuất khẩu đã

có những bước tiến vượt bậc. Đến nay, sản phẩm và hàng hóa dịch vụ của Việt Nam đã có mặt ở trên thị trường của hơn 167 quốc gia, tham gia và các tỏ chức quốc tế và khu vực như ASEAN, APEC, AFTA, ASEM,…Chính đặc trung của nền kinh tế chính trị ổn định của nước ta đã tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu thủy sản ngày càng tăng…

Đặc biệt với việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, cacs hoạt động

ngoại giao nhằm mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, ngoài ra còn giảm

căng thẳng giữa quan hệ Việt – Mỹ để tiến tới kỹ kết hiệp định thương mại song phương tạo điều kiện chính trị thuận lợi cho hàng hóa nước ta xâm nhập vào thị trường thế giới.

Đẩy mạnh phát triển nền kinh tế của nước nhà bằng sự phát triển các ngành

nhiều thay đổi về pháp luật tạo điều kiện thông thoáng nhanh gọn trong các bước hoàn thành thủ tục, kỹ thuật…cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. ví dụ như chương trình “Doanh nghiệp ưu tiên” được tổng cục Hải quan thực hiện từ năm 2011 những doanh nghiệp trong diện này sẽ được thông quan nhanh, giảm chi phí

đáng kể do việc được miễn kiểm tra hồ sơ, giảm phí lưu container, kho bãi, cảng…

Chương trình hiện đại hóa hải quan và triển khai thí điểm thủ tục hải quan điện tử đã rút ngắn thời gian mở tờ khai hải quan, thời gian giải quyết vướng mắc của khách hàng…Và đặc biệt “Đề án Đơn giản hóa Thủ tục hành chính trên các lĩnh

vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010” được gọi tắt là “Đề án 30” với kết quả

Việt Nam đã được xếp vào nhóm 10 nền kinh tế có nhiều sự cải thiện môi trường

kinh doanh nhất và tăng 10 bậc (đứng thứ 78 trong số 183 nền kinh tế) trong bảng xếp hạng các nền kinh tế.

Như vậy môi trường chính trị có nhiều thuận lợi cho sự phát triển của ngành

thủy sản nước ta. Chính trị ổn định tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự đầu tư và

phát triển.

Mỗi quốc gia, khu vực, tổ chức kinh tế…đều có một hệ thống pháp luật riêng. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều bộ luật thương mại, điều ước quốc tế…vì vậy khi kí hết hợp đồng, thực hiện các nghiệp vụ ngoại thương thì các doanh nghiệp nên kiểm tra và tìm hiểu thật kỹ càng khi sử dụng. Theo Tiến sỹ Nông Quốc Bình: pháp luật do các bên chủ hợp đồng thỏa thuận lựa chọn sẽ được ưu tiên áp dụng

điều chỉnh hợp đồng. Tính ưu tiên áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn dựa trên

nguyên tắc tự do hợp đồng. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế.

Môi trường tự nhiên

Với đường bờ biển dài hơn 3200km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng

hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống song ngòi, đầm phá dày đăc, 12 cửa sông thềm lục

địa; nguồn lợi thủy hải sản Việt Nam có trên 2000 loài cá, tôm, mực… được phân

Trữ lượng hải sản ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,7 triệu tấn. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng khai thác đánh cá xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không

ngừng tăng qua những năm qua.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa theo kết quả nghiên cứu của viện nghiên cứu

biển Nha Trang và nguồn lợi khai thác thuộc Bộ thủy sản trữ lượng khoảng từ 92-

100 nghìn tấn/năm trong khi hiện chỉ mới khai thác 40 nghìn tấn/năm. Như vậy, ta thấy khả năng phát triển của ngành khai thác thủy sản ở Khánh Hòa còn rất lớn. Bên

cạnh đó ngành khai thác Khánh Hòa có 5720 tàu thuyền đánh cá trong đó có 4126

chiếc có gắn máy với tổng công suất trên 170,791cv chiếm tỉ lệ 8% trên cả nước. Với chương trình khuyến khích nghề cá xa bờ của Nhà nước, hàng năm số lượng tàu đánh bắt có công suất lớn tăng lên từ 100 đến 200 chiếc đưa tổng sản lượng khai

thác hàng năm của tỉnh đạt 50-60 nghìn tấn/năm.

Với điều kiện như vậy công ty TNHH một thành viên xuất khẩu Khánh Hòa

có điều kiện thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu về giá cả cũng như số lượng

và chất lương, góp phần mở rộng quy mô hoạt động chế biến thủy sản xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Môi trường văn hóa xã hội

Văn hóa xã hội là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đên sự phát triển của ngành thủy sản. Ở nước ta, trình độ văn hóa của ngư dân còn thấp, đặc biệt là các vung ven biển, họ không chú trọng đến việc học tập của con em mình mà chỉ lo nối nghiệp

nghề biển. Do vậy, nhiều trẻ em bỏ học sớm để theo nghề cá. Chính vì vậy ngư dân

gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận những kỹ thuật công nghệ mới, phương tiện đánh bắt hiện đại. Phần lớn ngư dân nước ta chỉ mới sử dụng những

công cụ đánh bắt thô sơ, lạc hậu nên hiệu quả đem lại chưa cao. Trong khi đó nước ta có rất nhiều trường đại học, cao đẳng giảng dạy về các chuyên ngành như hàng hải, khai thác, chế biến, kinh tế thủy sản…và Đại học Nha Trang là một cái nôi đào tạo các cán bộ chuyên ngành thủy sản. Vì vậy các hộ ngư dân cần đầu tư cho tương lai bằng cách cho con em theo học những chuyên ngành này nhằm nâng cao kiến

thức chuyên môn và tiếp cận những kỹ thuật công nghệ mới, phương tiện đánh bắt

hiện đại.

Đặc điểm của công việc khai thác, nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ở quy mô

hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu

nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo. Các hoạt động phục vụ như vá lưới,

cung cấp thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là do lao động nữ thực hiện đã tạo ra thu nhập đáng kể, cải thiện vị thế kinh tế của người phụ nữ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Riêng trong các hoạt động bán lẻ thủy sản, nữ giới chiếm tỉ lệ đến 90%.

Đời sống xã hội ngày càng nâng cao, xuất hiện nhiều các loại bệnh nguy

hiểm từ các loài súc vật như cúm gà, bò điên…nên nên người tiêu dung ngày càng

có xu hướng tránh xa các sản phẩm được chế biến từ thịt các loại súc vật này vì vậy nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ngày càng tăng vì đây là sản phẩm rất tốt cho người tiêu dùng. Tuy nhiên yêu cầu về an toàn thực phẩm cũng rất cao, khách hàng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn chất lượng sản phẩm giữa các doanh nghiệp.

Thời đại ngày nay nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và vận tải…nên việc tìm hiểu về văn hóa xã hội của đối tác, thị trường mà các doanh nghiệp hợp tác không còn là trở ngại nữa, từ đó khắc phục được những sai lầm do khác biệt cách tiêu dùng cũng như là nhu cầu, thị hiếu của họ. Đặc biệt văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hóa, vì vậy đây cũng là một khía cạnh mà Công ty nên chú trọng khi hợp tác.

2.2.3.2. Môi trường vĩ mô

Công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa là một đơn vị chế biến xuất khẩu thủy sản giàu kinh nghiệm sản xuất, với chất lượng và năng suất cao. Công ty có thị trường chủ yếu là Australia, Nhật Bản, Đài Loan, Canada…Xuất khẩu thủy sản là một lĩnh vực mà hiện nay rất nhiều doanh nghiệp trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng đang hướng đến. Chính vì vậy, đối thủ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu của công ty rất nhiều. Trên cùng địa bàn tỉnh thì Tín Thịnh và F17 được gọi là hai công ty có thị phần xuất khẩu sang thị trường Australia cũng rất mạnh. Hiện nay, ba công ty đều xuất khẩu sang thị trường

Australia nhưng không cùng một khách hàng, tuy nhiên nếu các công ty không giữ

được khách hàng của mình thì việc trở thành đối thủ trực tiếp là một điều không thể tránh khỏi.

Nhà cung cấp

Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công ty chủ yếu là thu mua từ các đầu nậu

và thu mua trực tiếp từ các ngư dân trong và ngoài tỉnh. Hoạt động thu mua nguyên

liệu của công ty gặp rất nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của nhiều cơ sở chế biến

thủy sản và thương nhân nước ngoài.

Sản lượng khai thác trong nước không ổn định do tính chất mùa vụ, nguồn

nguyên liệu hải sản khan hiếm còn do nguồn lợi cạn kiệt. Ngoài ra, chi phí đầu vào như xăng, dầu tăng cùng với chi phí tiêu dùng tăng khiến các chủ tàu cũng phải tính toán kỹ lưỡng hơn khi đi biển, làm ho giá nguyên liệu đội lên.

Công ty đã thiết lập mạng lưới thu mua nguyên liệu có độ tin cậy cao từ

Quảng Ngãi đến tận Bà Rịa–Vũng Tàu, tăng khả năng kiểm soát dư lượng hóa chất

và kháng sinh cấm sử dụng trong nguyên liệu.

Hiện nay công ty đang phải cạnh tranh khốc liệt với thương gia nước ngoaig

trong việc thu mua một số mặt hàng cá biển thế mạnh của biển miền Trung và Nam Trung bộ như cá hố, cá thu, cá đuối…Các thương lái nước ngoài có thể mua trực tiếp, trả tiển tận tay ngư dân hoặc đứng sau các đại lý thu mua do người dân địa

Vì việc cạnh tranh không nổi, công ty đã thiếu nguyên liệu cho nên kể từ thời điểm tháng 9/2010 đã “đánh mất” hai mặt hàng vốn được coi là thế mạnh là cá bò da và cá đổng cờ.

Trên địa bàn của tỉnh có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản như: F17, Tín Thịnh, F15, Long Sinh, Hải Vương,…vì vậy cạnh tranh về vấn đề thu mua nguyên liệu, nhân công xảy ra rất gay gắt.

Trong mấy năm gần đây, tình hình thiếu nguyên liệu trầm trọng để sản xuất công ty phải nhận gia công cho một số doanh nghiệp trong nước và của Trung Quốc (thông qua một số công ty của Việt Nam) để đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân. Sản lượng gia công hàng năm đạt từ 2000 đến 2500 tấn. (Nguồn: Phòng kinh doanh).

Nhà cung cấp bao bì cho Công ty là nhà máy bao bì Đông Á (thuộc Tổng Công ty Khánh Việt).

Khách hàng

Công ty chủ yếu sản xuất hàng để xuất khẩu, khách hàng của công ty là

những khách hàng lâu năm họ đã quen với chất lượng của sản phẩm nên hàng năm

lượng đặt hàng của những khách hàng này vẫn ổn định. Khách hàng chính của công

ty là Australia, Nhật Bản, Canada, Đài Loan. Hiện nay, nhu cầu về thực phẩm từ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa sang thị trường Australia (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)