2.3.4.1. Điểm mạnh
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Australia vẫn giữ vững mức tăng trưởng cao và ổn định, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận.
Sản phẩm của doanh nghiệp đang dần dần khẳng định được mình về mặt chất
lượng, điều này góp phần tạo lòng tin cho các doanh nghiệp nhập khẩu tại thị trường Australia và tạo cơ hội xuất khẩu nhiều hơn trong tương lai.
Công ty đã tạo được nhiều nền tảng để tiếp tục mối quan hệ, hợp tác lâu dài với đối tác Australia từ đó tạo được uy tín với các thị trường khác và làm cầu nối để thâm nhập vào những thị trường chưa thâm nhập.
2.3.4.2. Điểm yếu
Cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu
Hầu hết các máy móc thiết bị của doanh nghiệp ở trình độ thấp, cũ kỹ, làm ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, công nghệ bảo quản của
xưởng chưa cao, thời gian cấp đông khá dài (trung bình khoảng 8-9 giờ) làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm và không còn giữ được hương vị tươi ngon ban đầu
của thủy sản. Điều này đặc biệt cần lưu ý vì Australia là một thị trường khó tính với yêu cầu chất lượng hết sức khắt khe.
Nguồn cung ứng nguyên liệu không ổn định và có chất lượng chưa cao
Doanh nghiệp chủ yếu thu mua nguyên liệu đầu nậu – các trung gian thu mua hoặc trực tiếp từ các ngư dân trong tỉnh, ngoài ra doanh nghiệp còn thu mua ở các
tỉnh lân cận như Phú Yên, Bình Thuận,…Để đảm bảo chất lượng của mặt hàng chế
biến đòi hỏi nguồn nguyên liệu phải tốt, đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do một lượng lớn thu mua là từ các hộ gia đình ngư dân với phương tiện đánh bắt thô sơ và kĩ thuật bảo quản lạc hậu nên chất lượng còn hạn chế.
Do ngành đánh bắt thủy sản mang tính thời vụ nên đã tạo ra sức cạnh tranh gay gắt giữa các đơn vị thu mua vào mùa cao điểm và đẩy giá nguyên liệu lên cao.
Thực tế là các ngư dân và đầu nậu thường không hợp đồng cung cấp hàng với một
đơn vị thu mua nhất định mà thay đổi đơn vị thu mua tùy theo giá trên thị trường.
Vì vậy, nguồn cung ứng nguyên liệu không ổn định, ảnh hưởng đến tiến độ làm hàng xuất khẩu.
Trình độ lao động còn thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu tay nghề
Công việc chế biến ở doanh nghiệp chủ yếu là thủ công, vì vậy yêu cầu lao
động phải có tay nghề cao. Tuy nhiên, số lao động không qua trường lớp chính quy
vẫn chiếm đa số lượng lao động. Họ làm việc được chủ yếu qua quan sát và làm
theo nhưng người đã làm ở xưởng trước đó.
Việc không hiểu biết rõ quy trình và cách thức làm việc đã ảnh hưởng đến năng xuất lao động và chất lượng sản phẩm làm ra.
Ngoài ra, do tính chất mùa vụ nên ngoài lượng công nhân trực tiếp, doanh
nghiệp cũng phải thuê thêm công nhân bên ngoài để kịp hoàn thành đơn hàng. Vì
thời gian gấp rút nên khi tuyển dụng công nhân nên những yêu cầu về tay nghề
cũng không được quan tâm nhiều.
Mặc dù lượng cán bộ quản lý tại doanh nghiệp đều có trình độ, được đào tạo chính quy và có kinh nghiệm làm việc lâu năm nhưng do không được cập nhật và học tập
những phương pháp quản lý mới nên chưa phát huy được tối đa năng lực lãnh đạo
và quản lý. Bên cạnh đó, phần lớn họ là những người có tuổi đời nên không thực sự năng động và còn thụ động quá trình tìm kiếm và tiếp cận đối tác mới.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG AUSTRALIA TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Dự báo cơ hội
- Trong chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xác định: “Thủy sản sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn về xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc”. Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực huy động 125 triệu USD từ Ngân hàng Thế
giới theo nguồn vốn ODA để thực hiện dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển
bền vững”. Dự án sẽ được thực hiện tại 8 tỉnh ven biển Việt Nam gồm Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú Yên, Sóc Trăng, Cà Mau và cả ở Khánh Hòa
trong 5 năm với thời gian dự kiến bắt đầu là tháng 8/2012. Dự án được thực hiện sẽ tạo điều kiện cho Khánh Hòa tăng cường năng lực khai thác và quản lý nguồn lợi
một cách bền vững.
- Khánh Hòa là một tỉnh có bở biển dài trên 385km và nhiều hải đảo; có tài nguyên biển phong phú. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và chế biến thủy sản xuất khẩu.
- Là một doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp luôn được quan tâm giúp đỡ
của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh, các sở ban ngành; sự chỉ đạo trực tiếp của Ban
Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp. Theo Nghị quyết về điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, Tỉnh chủ trương phát triển thủy sản thành ngành kinh tế mạnh của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, trở thành ngành mũi nhọn trong khu vực nông nghiệp, tạo kim ngạch xuất khẩu
lớn. Với định hướng phát triển như trên, doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều hơn sự
hỗ trợ từ các cơ quan ban ngành và có điều kiện phát triển hơn nữa.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đang thực hiện Đề án “Đào tạo và cấp
chứng chỉ nghề thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên, thợ máy tàu cá
tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2010 -2015”, theo đó sẽ tổ chức mở 28 lớp học miễn phí cho 1000 học viên khóa đầu tiên. Chương trình này sẽ góp phần nâng cao hiểu biết
của ngư dân về các kỹ thuật khai thác và các quy định về an toàn trên biển, từ đó công tác khai thác nguồn lợi thủy sản sẽ được thực hiện hiệu quả và với năng suất cao hơn.
- Australia là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam. Theo số liệu từ tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này trong năm 2012 đạt giá trị đạt trên 180 triệu đô la Mỹ và chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nhu cầu về hàng thủy sản ngày càng cao và đa dạng, Australia sẽ tiếp tục là điểm đến xuất khẩu nhiều tiềm năng.
- Bên cạnh đó, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã đem mạng Internet có mặt ở hầu hết các khía cạnh của cuộc sống. Nếu tận dụng hiệu quả kênh thông tin này thì doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội để quảng bá thương hiệu và tìm hiểu thị trường của đối tác một cách dễ dàng, cập nhật kịp thời và hiệu quả.
3.2. GIẢI PHÁP 1: Nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực
phẩm
3.2.1. Cơ sở giải pháp
Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu mà Công ty phải quan tâm bởi khách hàng nói chung và người Australia nói riêng rất chú trọng, càng có vai trò quan trọng hơn trong ngành thực phẩm vì nó ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến sức khỏe của con người. Chất lượng là sự lựa chọn đầu tiên khi người tiêu dùng đưa ra quyết định mua của họ.
Để thực hiện được điều đó, Công ty cần đảm bảo chất lượng trong 3 khâu quan trọng: Chất lượng của nguồn nguyên liệu, chất lượng khi chế biến sản phẩm và chất lượng trong quá trình bảo quản sản phẩm sau khi chế biến. Cả ba khâu đều có quan hệ phụ thuộc và có tầm quan trọng như nhau. Việc không đảm bảo chất lượng ở nguồn nguyên liệu cung ứng, quy trình chế biến hay bảo quản đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
3.2.2. Nội dung của giải pháp
Đảm bảo chất lượng nguyên liệu ở khâu thu mua:
Cử nhân viên có kinh nghiệm, trình độ nhất định về việc kiểm tra chất lượng khi thu mua nguyên liệu.
Trang bị đầy đủ máy móc thiết bị cần thiết nhằm phát hiện các tạp chất trong nguyên liệu thu mua (máy dò kim loại, các chất bảo quản…) một cách kịp thời.
Kiểm tra lần cuối nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến, những nguyên liệu
không đủ chất lượng phải được loại ngay từ ban đầu. Xử lý nghiêm ngặt tình trạng
nhân viên cố ý hoặc thiếu trách nhiệm khi kiểm tra hàng. Nhân viên tiếp nhận và đặt hàng phải nắm rõ các yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh nguyên liệu.
Chú trọng hơn vấn đề thời gian vận chuyển nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu trong quá trình vận chuyển. Nguồn nguyên liệu phải được bảo quản tốt bằng
các phương pháp phù hợp.
Nhà máy phải lập sơ đồ sản xuất hợp lý, sắp xếp nguyên liệu đến khi Công ty có thể triển khai chế biến một cách nhanh nhất.
Đảm bảo chất lượng trong quá trình chế biến:
Để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn cho sản phẩm chế biến, Công ty
cần thực hiện một số nội dung quan trọng như sau:
Tất cả những công nhân làm tại Công ty đều được hướng dẫn và thực hiện
nghiêm chỉnh nội quy lao động, quy định vệ sinh cá nhân, đồ bảo hộ lao động, nhà xưởng, dụng cụ, thiết bị, các yêu cầu chất lượng sản phẩm tại khâu mình làm việc.
Đảm bảo công nhân xử lý thực phẩm được hướng dẫn và đào tạo đầy đủ về quy trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh thực phẩm nhằm xử lý một cách an toàn. Có thể
tiến hành công tác đào tạo theo nhiều cách khác nhau như đào tạo tại chỗ, tham gia
các khóa đào tạo…tùy thuộc vào quy mô của Công ty để có cách thức đào tạo phù
hợp và hiệu quả nhất.
Với đội ngũ KCS chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm và giám sát quá trình
sản xuất phải làm việc một cách nghiêm túc và sát sao. Mọi công đoạn đều được giám sát, sản phẩm lỗi ngay chỗ nào xử lý ngay chỗ đó. Đội ngũ này phải luôn luôn được cập nhật thông tin về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mà nhà nước và Australia đặt ra để tạo ra những đáp ứng được yêu cầu.
Ở khâu phụ liệu và bao bì, việc tổ chức mua, đặt hàng trước theo kế hoạch sản xuất và việc tiếp nhận nguyên liệu, phụ liệu và các loại bao bì nhập vào Công ty
đúng quy cách, chất lượng, số lượng kịp thời và điều quan trọng nhất là phải đồng
bộ để kế hoạch sản xuất không bị xáo trộn, ngưng trệ. Bảo quản sản phẩm sau khi chế biến:
Mặt hàng thủy sản thuộc loại dễ hỏng, vì vậy các thiết bị bảo quản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản chất lượng hàng xuất khẩu. Các thiết bị đông lạnh càng hiện đại thì mặt hàng thủy sản có thể trữ được lâu dài hơn, giảm đi độ hư hỏng và giữ được độ tươi của thực phẩm. Vì vậy, việc đầu tư không ngừng nhằm nâng cao tính năng kỹ thuật các trang thiết bị này là điều cần thiết cho các doanh
nghiệp. Trị giá của hệ thống cấp đông thủy sản rất lớn kèm theo đó là vấn đề đào
tạo hay nghề cho công nhân ở dây chuyền này.
3.2.3. Điều kiện khả thi của giải pháp
Cần phải đầu tư dây chuyền, hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, đặc biệt là
hệ thống cấp đông để có thể giữ chất lượng sản phẩm một cách tối đa.
Tay nghề và ý thức làm việc của công nhân phải cao, để có thể đảm bảo chất lượng và vệ sinh sản phẩm trong từng khâu của quá trình chế biến.
3.2.4. Hiệu quả của giải pháp
Thực hiện các bước trên để tạo cho công nhân cũng như các nhà quản lý luôn
quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Khách hàng đến thăm quan có ấn
tượng tốt và an tâm về chất lượng hàng được cung cấp. Từ đó khách hàng đặt nhiều
hàng hơn, doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Đồng thời nhà quản trị có thể kiểm soát
được chất lượng hàng ra và nguyên liệu đầu vào của sản phẩm. Vấn đề khó khăn được đặt ra là lực lượng quản lý trong Công ty phải có ý thức, đặt vấn đề chất lượng
lên hàng đầu, có kinh nghiệm, kiến thức về chế biến và đảm bảo vệ sinh thực phẩm,
có khả năng tổ chức, giám sát sản xuất một cách hợp lý, tránh tình trạng gây áp lực quá lớn, căng thẳng cho công nhân làm việc trong nhà máy.
3.3. GIẢI PHÁP 2: Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, áp dụng thành tựu
khoa học vào kỹ thuật 3.3.1. Cơ sở của giải pháp
Máy móc thiết bị công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề đảm bào chất lượng sản phẩm, thiết bị công nghệ còn quyết định đến khả năng kỹ thuật
của sản phẩm trên cơ sở lựa chọn thiết bị công nghệ người ta có khả năng nâng cao
chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm từ đó thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
của thị trường.
Trong thời kỳ khoa học công nghệ đạt đến đỉnh cao của sự phát triển và với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay có thể nói máy móc thiết bị là chìa khóa để các doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển. Chính vì vậy các doanh nghiệp không ngừng đổi mới hoàn thiện và trang bị máy móc hiện đại nhằm
đạt được lợi thế và có những sản phẩm thuộc thế mạnh của mình. Các công ty chế
biến thủy sản xuất khẩu nói chung và Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa nói riêng do hiện nay nhu cầu vốn cao nhưng khả năng còn yếu nên việc tiếp cận với máy móc hiện đại còn gặp rất nhiều khó khăn vì thế phải
sử dụng hệ thống máy móc thiết bị còn lạc hậu từ đó dẫn đến việc sản xuất chủ yếu
là sản xuất thô, chưa có nhiều sản phẩm cao cấp có chất lượng cao,…trong khi nhu
cầu về các sản phẩm chất lương cao ngày càng tăng ở thị trường các nước nhập khẩu, đặc biệt là thị trường Australia.
Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, đồng thời nhu cầu mở rộng thị trường xuất khẩu và quy mô hoạt động của Công ty trong thời gian tới nên cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học hiện đại vào sản xuất là một vấn đề hết sức cần thiết đối với Công ty.
3.3.2. Nội dung của giải pháp
Hoàn thiện cơ sở sản xuất, cải tiến xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo sự phù hợp về không gian và diện tích cho máy móc thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất.
Tìm hiểu, nghiên cứu các khả năng về tài chính, về lao động cả về số lượng và chất lượng, yêu cầu chất lượng sản phẩm của nhà nước và bên nhập khẩu quy định…cũng như nhu cầu thực tế của Công ty để lựa chọn được máy móc thiết bị công nghệ phù hợp.
Tìm hiểu kỹ các thông tin về nơi sản xuất, công dụng cũng như hiệu quả mang lại, cách sử dụng…của máy móc thiết bị mới để đối chiếu lại với nhu cầu, khả năng thanh toán của Công ty.
Sau khi thấy phù hợp Công ty tiến hành thương lượng với bên bán về giá, cách thức thanh toán, thời hạn bảo hành, cách thức bảo hành, các dịch vụ hậu mãi… Sau đó quyết định mua. Điều quan trọng là việc áp dụng máy móc thiết bị công nghệ hiện đại phải thực sự mang lại hiệu quả cho công ty. Điều này phải cân nhắc kỹ lưỡng, nếu không sẽ lãng phí rất lớn về tài chính cũng như về sức lực. Để nâng cao hiệu quả của quá trình áp dụng kỹ thuật công nghệ mới, ngoài các vấn đề