Cơ cấu tổ chức, quản lý
Cơ cấu tổ chức, quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có quan hệ với
nhau được chuyên môn hóa và có quyền hạn nhất định, bố trí theo từng cấp, nhằm
đảm bảo thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi hoạt của doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức, quản lý chịu ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ sản xuất, đặc điểm kinh tế, trình độ và năng lực quản lý, khả năng về tài chính…
Công ty TNHH một thành viên Xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa và nhỏ, có bộ máy quản lý được tổ chức theo cơ cấu sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty.
Trong đó :
: Quan hệ trực tuyến, chỉ đạo. : Quan hệ chức năng.
Chức năng và quyền hạn của các phòng ban.
Trong sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty, giữa lãnh đạo và các phòng ban có mối quan hệ trực tuyến; các phòng ban và các đơn vị sản xuất có mối quan hệ chức năng. Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, Chủ tịch Công ty
kiêm giám đốc Công ty do Chủ tịch UBND Tỉnh bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân
của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh và pháp luật về điều hành
hoạt động của doanh nghiệp. Chủ tịch Công ty kiêm giám đốc có quyền hành cao
nhất trong Công ty.
XƯỞNG CHẾ BIẾN THỦY ĐẶC SẢN PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Tp HCM XƯỞNG CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, do Chủ tịch Công ty bổ
nhiệm; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty về nhiệm vụ được giám đốc giao;
điều hành Công ty thay giám đốc khi giám đốc đi vắng.
Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc có chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý, điều hành công việc theo chuyên môn, nghiệp vụ riêng.
- Phòng Tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các vấn đề có liên quan đến quản lý nhân sự và tài sản của Công ty, tổ chức sắp xếp cán
bộ công nhân viên các bộ phận theo yêu cầu của sản xuất; kiến nghị với giám đốc
về các vấn đề có liên quan đến lao động trong xí nghiệp như: tiền lương, kỷ luật, điều động công nhân, các chính sách xã hội theo qui định.
- Phòng Kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài chính kế toán của Công ty; tổ chức ghi chép, theo dõi số liệu kế toán, sổ sách chứng từ trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ; cân đối thu chi hợp lý; báo cáo lên ban giám đốc về tình hình sử dụng vốn, tài sản của Công ty, đề ra các kế hoạch hoạt động về tài chính và biện pháp thực hiện một cách kịp thời và hợp lý.
- Phòng kỹ thuật có chức năng quản lý về khoa học kỹ thuật, các tiêu chuẩn qui trình, qui phạm của nhà nước và của xí nghiệp, cung cấp các trang thiết bị đảm bảo an toàn chất lượng và an toàn thiết bị; nhân viên phòng có trách nhiệm về việc bảo trì, tu sửa hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ của phòng này là đề ra các hoạt động kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm đầu ra, tổ chức nguồn hàng, thực hiện các nhiệm vụ giao và nhận hàng; đề xuất các ý kiến về việc thu mua nguyên liệu, vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời ký kết hợp đồng về tiêu thụ sản
phẩm xuất khẩu, các hợp đồng về thu mua nguyên liệu đảm bảo cho dây chuyền sản
xuất diễn ra liên tục, kịp tiến độ sản xuất.
- Xưởng chế biến đông lạnh: chuyên sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.
- Xưởng chế biến hàng thủy đặc sản: Chuyên sản xuất và chế biến những mặt hàng thủy sản khô để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh với chức năng, nhiệm vụ là đại diện của Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi trực tiếp thực hiện công tác xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở để quảng bá, thực hiện công tác marketing.
Cơ cấu tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất có vai trò là sự phối hợp giữa sức lao động và tư liệu lao động sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất đề ra. Cơ cấu tổ chức sản xuất
của doanh nghiệp phải phù hợp với quy mô, công nghệ sản xuất nhằm tạo ra của cải
vật chất cho xã hội với hiệu quả cao.
Việc tổ chức sản xuất có ảnh hưởng rất lớn và là nhân tố quan trọng quyết
định đến quá trình sản xuất cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Do đặc tính
của nguyên liệu mau hỏng và chất lượng nguyên vật liệu quyết định đến chất lượng sản phẩm, cho nên đòi hỏi quy trình sản xuất phải liên tục, đảm bảo tính nhanh chóng và kịp thời.
Căn cứ nhiệm vụ và chức năng của Chủ tịch Công ty, cơ cấu tổ chức sản xuất chính của Chủ tịch Công ty gồm 2 đơn vị trực thuộc.
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức sản xuất tại Công ty
Nhận xét: Là một doanh nghiệp Nhà Nước, Chủ tịch Công ty có cơ cấu tổ chức sản xuất hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp với nền kinh tế thị trường và chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp. Công ty trực tiếp quản lý toàn bộ các đơn vị sản xuất và phân cấp quản lý, điều hành các đơn vị nhỏ cho các xưởng, tạo điều kiện để họ phát huy quyền tự chủ cũng như năng lực và trình độ của cán bộ cấp dưới.
- Xưởng chế biến thủy sản đông lạnh: có nhiệm vụ chế biến, sản xuất hay gia công những mặt hàng thủy sản đông lạnh cho nhu cầu xuất khẩu.
- Xưởng chế biến thủy đặc sản: có nhiệm vụ chế biến các mặt hàng thủy hải sản khô xuất khẩu.
THÀNH VIÊN XUẤT KHẦU THỦY SẢN KHÁNH HÒA XƯỞNG CHẾ BIẾN ĐÔNG LẠNH TỔ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TỔ KCS ĐỘI CHẾ BIẾN I XƯỞNG CHẾ BIẾN THỦY ĐẶC SẢN TỔ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ TỔ CHẾ BIẾN CÁ NGỪ XÔNG KHÓI TỔ CHẾ BIẾN HÀNG THỦY SẢN KHÔ ĐỘI CHẾ BIẾN II TỔ THÀNH PHẨM TỔ CƠ ĐIỆN LẠNH
Các bộ phận trực thuộc của xưởng chế biến có nhiệm vụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất chính, bảo đảm cho sản xuất theo quy trình khép kín. Cụ thể:
* Xưởng chế biến đông lạnh có 6 tổ chức trực thuộc:
+ Tổ Nghiệp vụ-Quản lý và sản xuất nước đá: gồm 3 bộ phận là Quản lý, điều hành; thống kê, kế toán của Xưởng và sản xuất nước đá phục vụ cho xưởng.
+ Tổ KCS: có nhiệm vụ giám sát quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản
phẩm đảm bảo đúng qui định chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Tổ cơ điện lạnh: có nhiệm vụ vận hành, sửa chữa, bảo quản và bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị cơđiện lạnh phục vụ chế biến và bảo quản sản phẩm.
+ Tổ thành phẩm: có nhiệm vụ đóng gói bao bì sản phẩm sau khi cấp đông, giao nhận hàng hóa sau chế biến, bốc xếp, vận chuyển sản phẩm vào kho bảo quản.
+ Hai đội chế biến: có nhiệm vụ thay ca nhau để duy trì sản xuất chế biến hàng ngày từ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu để chế biến đến công đoạn sản phẩm hoàn thành ở mức bán thành phẩm.
* Xưởng chế biến thủy đặc sản có 3 tổ trực thuộc:
+ Tổ nghiệp vụ, quản lý: bao gồm 2 bộ phận quản lý, điều hành và thống kê, kế toán xưởng.
+ Tổ sản xuất cá ngừ xông khói: là bộ phận chuyên sản xuất mặt hàng cá ngừ xông khói theo quy trình chế biến của Nhật Bản.
+ Tổ chế biến hàng thủy sản khô: chuyên sản xuất các sản phẩm cá khô,
mực khô, ruốc khô, các sản phẩm thủy đặc sản khô khác.