GIẢI PHÁP 6: Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa sang thị trường Australia (Trang 93)

3.7.1. Cơ sở của giải pháp

Con nguời là nguồn lực quan trọng bậc nhất trong các ngành sản xuất và ngành chế biến thủy sản cũng không phải là một ngoại lệ. Phần lớn các công đoạn của việc chế biến là thủ công vì vậy trình độ, nâng lực, ý thức của lực lượng lao động quyết định đến năng suất, chất lượng và độ thẩm mỹ của sản phẩm. Đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực là một hoạt động cần thiết và quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.

3.7.2. Nội dung của giải pháp

Hiện nay, lực lượng lao động của doanh nghiệp phần lớn chưa qua đào tạo

và điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng công việc. Do

đó, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao trình độ lao động thông qua các hoạt động

đào tạo tại chỗ, tham gia các khóa đào tạo, tiến hành kiểm tra định kỳ các quy định an toàn vệ sinh thủy sản hoặc tổ chức các hội thi tay nghề.

Công ty nên tổ chức các chương trình đề cập vấn đề bảo đảm vệ sinh thực

phẩm, chất lượng sản phẩm bao gồm cả lý thuyết chế biến, thông số kỹ thuật hay

quy định thực hành cụ thể. Qua đó, công nhân hiểu biết toàn diện hơn về cả quá trình sản xuất đồng thời nhận thức rõ hơn về cả quá trình sản xuất đồng thời nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và trách nhiệm của bản thâm đối với trách nhiệm được giao.

Trong cuộc họp sản xuất mỗi tháng, Công ty nêu lên các sự kiện xảy ra liên

quan đến vấn đề đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, các ý kiến phản ánh từ

phía khách hàng về các vấn đề này, từ đó đưa ra biện pháp cụ thể giải quyết các sự

cố cho công nhân biết, phân công trách nhiệm cho từng tổ, từng nhóm công nhân

hay từng cá nhân.

Đối với cán bộ quản lý, Công ty cần khuyến khích và tạo điều kiện về thời

gian và kinh phí cho các cán bộ tham gia các chương trình hội thảo thương mại, khoa học của ngành được trình bày bởi các chuyên gia trong nước và nước ngoài, từ

đó học hỏi thêm về kinh nghiệm quản lý xuất khẩu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần tổ chức cho nhân viên phòng Kế hoạch kinh doanh tham gia các lớp học về chuyên môn nghiệp vụ, các tập quán thương mại quốc tế và những quy định mới liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Lãnh đạo Công ty cũng nên xem xét điều chỉnh mức lương của mình trong

thời điểm giá cả sinh hoạt tăng cao như hiện nay. Đồng thời để khuyến khích chính

sách đánh giá và khen thưởng hàng tháng, để kịp thời ghi nhận và động viên những

3.7.3. Điều kiện khả thi của giải pháp

Công ty có một mức đầu tư hợp lý và nhanh chóng cho hoạt động tổ chức

đào tạo tay nghề cho công nhân, chi phí cho việc huấn luyện hoàn thiện khả năng

quản lý của cán bộ.

Đòi hỏi ý thức, tính tự giác của công nhân viên trong Công ty cao, có tinh thần học hỏi và ý chí tiến thủ.

3.7.4. Hiệu quả của giải pháp

Có được lực lượng lao động với tay nghề cao, cán bộ có kinh nghiệm, năng lực quản lý tốt thì mọi hoạt động sản xuất của công ty sẽ diễn ra rất thuận lợi và ổn định. Công nhân có ý thức làm việc tốt, trình độ cao sẽ tạo ra năng suất tối đa, vấn đề giữ vệ sinh trong quá trình sản xuất không đáng lo ngại, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cán bộ có năng lực sẽ điều hành được công việc một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty TNHH MTV xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa sang thị trường Australia (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)