a) Hồ sơ cho vay:
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD) kèm theo Giấy xác nhận của nhà trƣờng hoặc Giấy báo nhập học.
- Đối với trƣờng hợp HSSV đang vay vốn thông qua hộ gia đình nhƣng nay trở thành HSSV mồ côi: khi đó HSSV xin Giấy đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã (phƣờng) về nội dung cha mẹ đã mất, HSSV trở thành mồ côi kèm Giấy chứng tử của chủ hộ vay vốn gửi NHCSXH nơi cho vay.
b) Quy trình cho vay:
Hình 1.2. QUY TRÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HSSV MỒ CÔI
(VAY TRỰC TIẾP)
Nguồn: Tác giả vẽ dựa theo thực tế quy trình cho vay tại NHCSXH
(1)Uỷ ban nhân dân xã (phƣờng) nơi HSSV cƣ trú dài hạn tại quê xác nhận HSSV là mồ côi.
(2)HSSV viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phƣơng án sử dụng vốn vay (mẫu 01/TD), có xác nhận của nhà trƣờng đang theo học tại trƣờng và là HSSV mồ côi có hoàn cảnh khó khăn (mẫu 01/TDSV) gửi NHCSXH nơi nhà trƣờng đóng trụ sở.
(3)Nhận đƣợc hồ sơ xin vay, NHCSXH xem xét cho vay, thu hồi nợ (gốc và lãi) và thực hiện các nghiệp khác theo đúng quy định.
1.1.4. Trả nợ ngân h ng:
a) Trả nợ gốc và lãi:
- Ngƣời vay phải trả gốc và lãi tiền vay khi HSSV có việc làm, có thu nhập nhƣng không quá 12 tháng kể từ khi sinh viên ra trƣờng. Số tiền cho vay đƣợc phân kỳ trả nợ tối đa 6 tháng/ lần. Trƣờng hợp ngƣời vay có khó khăn chƣa trả đƣợc số nợ gốc theo đúng hạn trả nợ thì đƣợc chuyển theo dõi vào kỳ tiếp theo. Tiền gốc không nhất thiết phải đúng 6 tháng/lần, ngƣời vay có thể trả theo tháng số tiền tuỳ ý cho đến khi đáo hạn thì phải trả hết gốc và lãi cho ngân hàng.
- Lãi tiền vay đƣợc tính kể từ ngày ngƣời vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. NHCSXH thoả thuận với ngƣời vay trả lãi theo định kỳ hàng tháng hoặc quý trong thời gian trả nợ. Trƣờng hợp, ngƣời vay có nhu cầu trả lãi theo định kỳ hàng tháng, hàng quý trong thời hạn phát tiền thì NHCSXH thực hiện thu theo yêu cầu của ngƣời vay.
HSSV MỒ CÔI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI NƠI HSSV THEO HỌC (2) (3) UBND NƠI HSSV CƢ TRÖ (1)
- Trƣờng hợp, ngƣời vay trả hết gốc và lãi trƣớc thời điểm đáo hạn, ngƣời vay sẽ đƣợc giảm lãi. Số tiền lãi đƣợc giảm tính trên số tiền gốc trả nợ trƣớc hạn và thời gian trả nợ trƣớc hạn của ngƣời vay. Mức lãi suất đƣợc giảm bằng 50% lãi suất cho vay. Số tiền lãi được giảm = Số tiền gốc trả nợ trước hạn x Số ngày trả nợ trước hạn x
Lãi suất cho
vay (%/tháng) x 50% 30 ngày
Số ngày trả nợ trƣớc hạn đƣợc tính từ ngày trả nợ đến ngày trả nợ cuối cùng ghi trên khế ƣớc nhận nợ. Cùng ví dụ 1 hộ gia đình trả hết nợ và lãi vào ngày 5/10/2017.
Đối với hộ gia đình là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập 130-150% thu nhập hộ nghèo. Thanh toán hết số tiền gốc còn nợ ngân hàng là 35 triệu đồng vào ngày 5/10/2017, trong khi đó ngày đến hạn cuối cùng là ngày 5/5/2021.
Số tiền lãi đƣợc giảm = 35 triệu x 1307 ngày x 30 % 65 , 0 x50% = 4.955.708 đồng Đối với hộ gia đình là hộ vay theo diện khó khăn về tài chính, thanh toán hết món nợ gốc là 10 triệu đồng vào ngày 5/10/2017, trong khi đó ngày đến hạn cuối cùng là 5/8/2018.
Số tiền lãi đƣợc giảm = 10 triệu x 304 ngày x 30 % 65 , 0 x 50% = 329.333 đồng. b- Gia hạn nợ:
Đến thời điểm trả nợ cuối cùng, nếu ngƣời vay có khó khăn chƣa trả đƣợc nợ thì đƣợc NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ. Ngƣời vay sẽ viết Giấy đề nghị gia hạn nợ (theo mẫu 09/TD) gửi NHCSXH xem xét.
Thời gian gia hạn nợ tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể, ngân hàng có thể gia hạn nợ một hoặc nhiều lần cho một khoản vay, nhƣng thời gian gia hạn nợ tối đa bằng ½ thời hạn trả nợ.
Trƣờng hợp, ngƣời vay không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không đƣợc NHCSXH cho gia hạn nợ thì chuyển toàn bộ số dƣ nợ sang nợ quá hạn.
Sau khi chuyển nợ quá hạn, ngân hàng phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động là HSSV đã đƣợc vay vốn để thu hồi nợ. Trƣờng hợp, ngƣời vay có khả năng trả nợ nhƣng không trả thì xem xét chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để xử lý thu hồi theo quy định của Pháp luật.
Trƣờng hợp, món vay không thể thanh toán do nguyên nhân khách quan thì NHCSXH sẽ xem xét làm hồ sơ xử lý rủi ro nhƣ khoanh nợ, xoá nợ tuỳ theo từng trƣờng hợp cụ thể đã đƣợc quy định theo luật lệ của ngân hàng.
1.1.5. Kiểm tra vốn vay:
1.1.5.1. Đối với hộ gia đình:
a) Tổ tiết kiệm và vay vốn:
- Tổ TK&VV có nhiệm vụ kiểm tra điều kiện vay vốn của ngƣời vay khi nhận hồ sơ vay từ ngƣời vay để xác định đúng đối tƣợng vay vốn.
- Thƣờng xuyên làm nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, giám sát ngƣời vay trong Tổ TK&VV sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng kỳ hạn cam kết, chứng kiến và giám sát các buổi giải ngân, thu nợ, thu lãi.
- Cùng với các tổ chức chính trị - xã hội bàn bạc thống nhất ý kiến xử lý các khoản nợ rủi ro trình UBND cấp xã (phƣờng) xác nhận.
b) Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (phƣờng):
- Chỉ đạo và tham gia cùng Tổ TK&VV tổ chức họp để bình xét công khai ngƣời vay có nhu cầu xin vay vốn và đủ điều kiện vay đƣa vào danh sách hộ gia đình đề nghị xin vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD).
- Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của ngƣời vay theo hình thức đối chiếu công khai (mẫu 06/TD) và thông báo kịp thời cho ngân hàng nơi cho vay về các trƣờng hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, vay ké, bỏ trốn, chết, mất tích, bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn,…) để có biện
pháp xử lý kịp thời. Kết hợp với Tổ TK&VV và chính quyền địa phƣơng xử lý các trƣờng hợp chây ỳ, nợ quá hạn và hƣớng dẫn ngƣời vay lập hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).
- Chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong việc thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm ký với NHCSXH.
c) Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay:
- Thực hiện đối chiếu Danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD) với Danh sách thành viên Tổ TK&VV (mẫu 10C/TD). Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ theo quy định.
- Định kỳ hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH mời các thành viên trong ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH cùng cấp thực hiện chƣơng trình kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, của ngƣời vay và của Hội cấp dƣới trong chấp hành chính sách tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của ngƣời vay.
- Chủ động tổ chức giao ban định kỳ tại các Điểm giao dịch tại xã (phƣờng) để trao đổi về kết quả uỷ thác, tồn tại, vƣớng mắc, bàn giải pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, quá hạn ….
1.1.5.2. Đối với HSSV mồ côi vay tại trụ sở NHCSXH:
NHCSXH nơi cho vay kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ xin vay và kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn vay. NHCSXH cùng với nhà trƣờng nơi HSSV theo học giám sát kiểm tra việc sử dụng vốn, cùng với nơi HSSV làm việc đôn đốc việc thu hồi vốn vay.
1.2. Quỹ t n dụng đ o tạo tại NHCSXH:
1.2.1. Lịch sử hình th nh v phát triển của Quỹ t n dụng đ o tạo:
Cho vay HSSV đƣợc triển khai từ năm 1994, ngày 2/1/1994 Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc đã có Quyết định số 270/QĐ -NHNN về việc cho vay HSSV các trƣờng đại học, cao đẳng và giao cho các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc dùng nguồn vốn của mình cho vay với các nội dung đƣợc quy định chủ yếu sau:
+ Đối tƣợng đƣợc vay: HSSV các trƣờng đại học, cao đẳng có kết quả học tập loại khá trở lên.
+ Mức cho vay bình quân tối đa là 120.000 đồng/tháng/sinh viên.
+ Thời hạn cho vay: 10 năm bao gồm cả thời gian phát tiền vay và thời gian thu hết nợ.
+ Lãi suất cho vay: áp dụng thống nhất chung theo nguyên tắc lãi suất cho vay bằng chỉ số trƣợt giá hàng năm +1,2 % năm.
Đây là thời điểm thử nghiệm chƣơng trình cho vay sinh viên trong phạm vi 15 Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng với 20 trƣờng đại học, cao đẳng: Số sinh viên đƣợc vay vốn năm thứ hai (1996) tăng tới 39% nhƣng đến năm sau lại giảm chỉ còn 7 %, tốc độ giải ngân chậm. Doanh số cho vay của giai đoạn này là 5,7 tỷ đồng, doanh số thu nợ là 567 triệu đồng.
Thực hiện Quyết định trên trong quá trình cho vay cho thấy: Nhiều Ngân hàng cùng thực hiện việc cho vay dẫn đến vốn vay bị phân tán chồng chéo khó quản lý, hiệu quả thấp. Chính vì vậy đến năm 1998 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 51/1998/QĐ - TTg ngày 02/3/1998 về việc thành lập quỹ tín dụng đào tạo và giao cho Ngân hàng Công thƣơng thực hiện. Đây là thời điểm Quỹ tín dụng đào tạo chính thức khai trƣơng đi vào hoạt động trên phạm vi cả nƣớc, điều kiện tín dụng đƣợc mở rộng bao gồm cả các sinh viên có học lực trung bình của tất cả các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. “Với các điều kiện nhƣ vậy nên năm thứ nhất (1999) tổng số sinh viên đƣợc vay vốn đã tăng 728%, doanh số cho vay đã tăng 200%, năm 2000 Quỹ đã thực hiện cho 13.160 sinh viên vay vốn với tổng số tiền 23.382 triệu đồng, có tháng tốc độ giải ngân lên tới 2 tỷ đồng. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2001 đã giải ngân cho hơn 4.000 sinh viên với số tiền 13 tỷ đồng chứng tỏ hoạt động của quỹ đã thực sự đi vào đời sống của từng sinh viên.”[1]
Quỹ tín dụng đào tạo đƣợc thành lập để cho vay ƣu đãi đối với học sinh, sinh viên. Trƣớc đây, Quỹ này đƣợc giao cho Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đứng ra quản lý theo chỉ tiêu chỉ định của Nhà nƣớc. Quỹ tín dụng đào tạo có vốn
[1] Trích: Phạm Xuân Khánh (2006), “Giải pháp mở rộng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Sở giao dịch NHCSXH”, trang 13.
thành lập ban đầu là 100 tỷ đồng, phƣơng thức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đƣợc miễn các khoản thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nƣớc. Trƣờng hợp có lãi đƣợc xét giảm thuế lợi tức để bổ sung vào vốn của quỹ. Quỹ tín dụng đào tạo chịu sự quản lý của Bộ tài chính, phải chấp hành các quy định về quản lý tài chính hiện hành, pháp lệnh thống kê và các quy định khác có liên quan.
1.2.2.Quản lý sử dụng Quỹ:
- “Tính đến ngày 31/12/2003 tổng dƣ nợ cho vay học sinh, sinh viên là 66 tỷ đồng: gồm 123 trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong phạm vi cả nƣớc, với số học sinh, sinh viên có dƣ nợ là: 39.950 HSSV, nợ quá hạn là 5 tỷ đồng chiếm tỷ lệ là 7,6% tổng dƣ nợ. Dƣ nợ cho vay HSSV chủ yếu tập trung tại một số tỉnh, thành phố lớn, nơi tập trung các trƣờng đại học, cao đẳng của Trung ƣơng: thành phố Hà Nội dƣ nợ khoảng 9 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 8 tỷ đồng, thành phố Hồ Chí Minh 11 tỷ đồng, Đà Nẵng 4 tỷ đồng, Cần Thơ 5 tỷ đồng”.[2]
- Theo quy định, thời hạn cho vay, lãi xuất cho vay, mức tiền cho vay tối đa, phƣơng thức cho vay… phải đƣợc thực hiện theo đúng thể lệ tín dụng do Thống đốc NHNN ban hành áp dụng từng thời kỳ.
- Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của quỹ chỉ đƣợc phép gửi tại Ngân hàng quản lý quỹ với lãi suất bằng lãi suất của quỹ cho vay ra.
- Ngân hàng quản lý quỹ có trách nhiệm quản lý quỹ, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích cho vay và thu hồi vốn đúng thể lệ tín dụng đúng đối tƣợng và có hiệu quả.
1.2.3. Nguyên tắc quản lý thu - chi t i ch nh của Quỹ:
- Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện thu đúng, đủ các khoản thu phát sinh để hạch toán vào thu nhập của quỹ, thực hiện việc theo dõi và hạch toán riêng các khoản thu nhập và chi phí phát sinh từ hoạt động của Quỹ.
- Việc sử dụng quỹ dự trữ, sử dụng nguồn vốn và bù đắp rủi ro tín dụng trong hoạt động của Quỹ đựơc thực hiện đúng theo thông tƣ của Bộ tài chính.
[2]Trích: Phạm Xuân Khánh (2006), “Giải pháp mở rộng cho vay đối với học sinh, sinh viên tại Sở giao dịch NHCSXH”, trang 14.
- Quỹ tín dụng đào tạo đƣợc thành lập để cho vay ƣu đãi đối với học sinh, sinh viên. Trƣớc đây quỹ này đƣợc giao cho Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đứng ra quản lý theo chỉ tiêu chỉ định của Nhà nƣớc. Quỹ tín dụng đào tạo có vốn thành lập ban đầu là 100 tỷ đồng, phƣơng thức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đƣợc miễn các khoản thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nƣớc. Trƣờng hợp có lãi đƣợc xét giảm thuế lợi tức để bổ sung vào vốn của quỹ. Quỹ tín dụng đào tạo chịu sự quản lý của Bộ tài chính, phải chấp hành các quy định về quản lý tài chính hiện hành, pháp lệnh thống kê và các quy định khác có liên quan.
- Về nguồn vốn hoạt động của Quỹ: Nguồn vốn của Quỹ khi thành lập là 100 tỷ đồng, đƣợc hình thành từ các nguồn sau:
+ Ngân sách Nhà nƣớc cấp 30 tỷ đồng.
+ Phần còn lại do: Ngân hàng Nhà nƣớc cho vay, các Ngân hàng thƣơng mại tự nguyện góp vốn, nguồn đóng góp ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc.
+ Ngoài nguồn vốn ban đầu kể trên Quỹ còn đƣợc bổ sung nguồn vốn hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch Chính phủ giao, từ Ngân hàng Nhà nƣớc chuyển sang, vốn từ các Ngân hàng thƣơng mại và vốn đóng góp từ các tổ chức cá nhân.
Từ khi chƣơng trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn đƣợc chuyển qua cho NHCSXH thực hiện, tất cả các nguồn vốn của quỹ đƣợc chuyển về cho NHCSXH tại Hà Nội quản lý để tiện trong việc phân bổ nguồn vốn cho vay.
1.3. C c chỉ tiêu đánh giá hiệu quả t n dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn:
1.3.1. Một số điểm cơ bản về hiệu quả t n dụng học sinh, sinh viên:
1.3.1.1. Xét về mặt kinh tế:
Hiệu quả tín dụng HSSV trƣớc hết thể hiện ở việc vốn tín dụng ƣu đãi của NHCSXH đƣợc chuyển đến đúng đối tƣợng cần vốn và đƣợc sử dụng hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực cho cuộc sống của ngƣời vay, thoát khỏi khó khăn về tài chính mà họ đang phải đối mặt. Từ đó, nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực,
góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng với tăng trƣởng kinh tế.
Tuy hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận, nhƣng mục tiêu an toàn và chất lƣợng tín dụng vẫn đƣợc ngân hàng chú trọng. Tại NHCSXH không tồn tại mối quan hệ mật thiết giữa rủi ro tín dụng và sinh lợi nhƣ ngân hàng thƣơng mại (NHTM) nhƣng việc bảo đảm an toàn đi đôi với phát triển nguồn vốn, ngân hàng cũng phải không ngừng phát triển và nâng cao chất lƣợng tín dụng.
1.3.1.2. Xét về mặt xã hội: