0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Chỉ tiêu định lượng:

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 34 -34 )

a) Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH): Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng dư nợ

Đây là một chỉ tiêu quan trọng không riêng gì đối với NHCSXH mà của tất cả các ngân hàng nói chung. Bởi lẽ, đây là một con số phản ánh rủi ro tín dụng của một ngân hàng, cũng là con số thể hiện chất lƣợng tín dụng của một chƣơng trình tín dụng, con số này càng nhỏ thể hiện chất lƣợng tín dụng của chƣơng trình tín dụng này càng tốt. Với nhiều chính sách đặc biệt của NHCSXH nhƣ : gia hạn nợ, cho vay lƣu vụ, khoanh nợ, xoá nợ, … ngân hàng chỉ chuyển nợ quá hạn khi món nợ sử dụng sai mục đích, món nợ đến hạn nhƣng không gia hạn hay lƣu vụ, món nợ đã gia hạn, lƣu vụ nhƣng ngƣời vay vẫn chƣa trả đƣợc nợ.

Chỉ số này cao thì chứng tỏ ngân hàng trong một giai đoạn có nhiều khoản nợ sử dụng sai mục đích, một số món nợ vẫn không thu hồi đƣợc do nhiều lý do có thể là do khách hàng không thể trả đƣợc nợ đang trong thời gian đợi ngân hàng xử lý nợ, cũng có thể là do ngƣời vay không muốn trả nợ. Nguồn thu nợ cũng là một trong những nguồn vốn để ngân hàng tái cho vay, nguồn vốn này sẽ đƣợc chuyển đến những ngƣời cần vốn tiếp theo. Nhƣ vậy, tỷ lệ quá hạn cao đồng nghĩa với việc thu hồi nợ chậm, nguồn vốn của ngân hàng đang bị khách hàng quá hạn chiếm dụng nhiều, khiến việc thực hiện nhiệm vụ cho vay những đối tƣợng chính sách khác của ngân hàng bị trì trệ.

b) Khả năng thu hồi vốn:

Khả năng thu hồi vốn thể hiện doanh số thu nợ cũng nhƣ tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng. Công tác thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi đánh giá chất lƣợng cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay khi nhiều đối tƣợng khách hàng vay vốn có nhiều biểu hiện ỷ lại, chây lỳ, có ý định không muốn hoàn trả nợ vay khi đến đáo hạn. Nhiều trƣờng hợp, HSSV sau khi ra trƣờng không về địa phƣơng sinh sống, gia đình HSSV cũng chuyển nơi ở mà không khai báo với địa phƣơng, sinh viên vay trực tiếp chuyển nơi sinh sống để trốn tránh trách nhiệm … Khả năng thu hồi nợ của

ngân hàng bị ảnh hƣởng rất nhiều, điều này cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

c) Vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân

Đây là một chỉ tiêu chung của tất cả các ngân hàng, số vòng quay vốn càng nhanh chứng tỏ việc thu hồi nợ của ngân hàng càng tốt. Tuy nhiên với điều kiện, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng không phải cao vì dƣ nợ bình quân thấp và giảm theo thời gian. Nếu tình trạng dƣ nợ bình quân thấp mà doanh số thu nợ cao cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Điều này nói lên việc cho vay của ngân hàng đang bị giảm sút theo thời gian.

d) Sự tăng trƣởng số lƣợng học sinh, sinh viên đƣợc vay vốn qua các năm:

Không nhƣ những NHTM, khách hàng của NHCSXH không do ngân hàng lựa chọn mà là tất cả những đối tƣợng chính sách. Chính vì thế, ngân hàng phải luôn có mối liên hệ với địa phƣơng nơi ngân hàng đóng trụ sở để tích cực cho vay. Điều thiết yếu nhất của NHCSXH là phải tìm kiếm khách hàng, không đƣợc phép bỏ trống địa bàn, bỏ sót đối tƣợng. Đây là một trong những yếu tố đánh giá hiệu quả tín dụng của NHCSXH. Tốc độ tăng trƣởng càng cao chứng tỏ càng nhiều HSSV đƣợc tiếp cận nguồn vốn ƣu đãi.

1.4. C c nhân tố ảnh hƣởng đ n hoạt động t n dụng học sinh, sinh viên: 1.4.1. Nhân tố kh ch quan:

1.4.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước:

Tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn là một trong những chính sách ƣu đãi của Đảng và Nhà nƣớc vì vậy hoạt động tín dụng này cũng sẽ chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi những chính sách của Nhà nƣớc ta. Ta có thể thấy chính sách, chủ trƣơng của Nhà nƣớc thay đổi theo thời kỳ, thể hiện rõ nhất ở những mốc thời gian 10/2007, 8/2009, 11/2010,8/2011. Đây là những mốc thời gian, Nhà nƣớc cho tăng mức cho vay đối với hoạt động tín dụng HSSV. Mức cho vay sở dĩ có sự thay đổi

theo thời kỳ, cũng chính là do mức sống của ngƣời dân, cũng nhƣ mức sống của HSSV thay đổi, kèm theo đó là sự thay đổi của học phí ở các trƣờng đại học, cao đẳng, … thƣờng xuyên thay đổi. Điều này chứng tỏ, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn nắm bắt mọi điều kiện sống cũng nhƣ làm việc của những đối tƣợng chính sách, qua đó sẽ thay đổi chính sách sao cho phù hợp. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc sẽ tạo điều kiện cho nhiều HSSV có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội đƣợc thực hiện ƣớc mơ, tiếp cận nguồn tri thức mới từng bƣớc thoát khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

1.4.1.2. Môi trường kinh tế:

Biến động của nền kinh tế ảnh hƣởng rất mạnh đến hoạt động của NHCSXH nói riêng cũng nhƣ tất cả các ngân hàng ở Việt Nam nói chung. Nguồn vốn của NHCSXH chủ yếu đƣợc do Chính Phủ cung cấp, ngoài ra còn có vốn quay vòng, mà hai nguồn vốn này đều chịu ảnh hƣởng của nền kinh tế. Bên cạnh nguồn vốn của Chính Phủ chủ yếu là từ nguồn thu thuế và phí, nếu nền kinh tế suy thoái các công ty làm ăn thua lỗ, nguồn thu thuế sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Cùng với đó, Chính Phủ phải bỏ một khoảng chi phí bù lỗ cho các tập đoàn Nhà nƣớc, thực hiện các biện pháp để thúc đẩy kinh tế, chính vì thế nguồn vốn cung ứng cho NHCSXH cũng sẽ suy giảm và ngƣợc lại.

Môi trƣờng kinh tế phát triển lành mạnh sẽ giúp cho các công ty làm ăn có lời, nguồn thu thuế cũng sẽ gia tăng, ngân sách Nhà nƣớc sẽ bội thu, từ đây nguồn vốn rót về ngân hàng cũng gia tăng. Bên cạnh đó, một nền kinh tế thuận lợi, lành mạnh cũng giúp cho các hộ nghèo, hộ khó khăn hạn chế về năng lực và khả năng kinh doanh sẽ ít gặp những rủi ro trong sản xuất, sử dụng vốn có hiệu quả, mang lại lợi ích cho chính họ và đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng.

1.4.1.3. Môi trường pháp lý:

Môi trƣờng pháp lý là một trong nền tảng để mọi hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi, an toàn và lành mạnh. Môi trƣờng pháp lý đồng bộ và hoàn thiện là điều kiện đảm bảo cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung, cũng nhƣ hoạt động của ngân hàng Chính sách xã hội nói riêng. Đặc biệt, đối tƣợng cho vay vốn

của NHCSXH là những ngƣời tiếp xúc với pháp luật còn rất hạn chế. Việc pháp luật đƣợc truyền bá rộng rãi, ngƣời dân có ý thức chấp hành sẽ thuận lợi cho ngân hàng trong việc răn đe những trƣờng hợp chây ỳ, thiếu ý thức trả nợ.

1.4.2. Nhân tố chủ quan:

1.4.2.1. Nhân tố về phía ngân hàng :

a) Mô hình tổ chức của ngân hàng :

Các hộ gia đình nghèo khó thƣờng tập trung ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phân bổ rải rác trên một địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở những vùng núi cao. Cũng vì thế, việc thiết lập mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng phải thích hợp với điều kiện này, có nhƣ vậy việc đƣa vốn tín dụng ƣu đãi đến với HSSV có hoàn cảnh khó khăn mới đạt đƣợc mục tiêu và yêu cầu đề ra. Nếu ngân hàng không có một mô hình tổ chức hợp lý, việc chuyển giao vốn từ ngân hàng đến các đối tƣợng chính sách sẽ gặp khó khăn, đối tƣợng chính sách có thể sẽ không tiếp cận đƣợc với nguồn vốn ƣu đãi, chính sách tín dụng sẽ không phát huy đƣợc tác dụng. Cùng với đó, sự giám sát của ngân hàng đối với việc sử dụng vốn của ngƣời vay cũng không đƣợc cặn kẽ, sâu sát, từ đây có thể phát sinh nhiều tiêu cực nhƣ sử dụng vốn sai mục đích, mất vốn, thất thoát nguồn ngân sách của Nhà nƣớc.

b) Chiến lƣợc hoạt động của ngân hàng :

Chiến lƣợc hoạt động của ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác cho vay ƣu đãi đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn của ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động không có định hƣớng cụ thể và chiến lƣợc phù hợp với từng thời kỳ phù hợp với đối tƣợng phục vụ là hộ nghèo và đối tƣợng chính sách, thì chất lƣợng hoạt động của ngân hàng không đƣợc nâng cao. Đồng nghĩa với việc này sẽ là khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng không đƣợc nâng cao, không bảo đảm thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia, nâng cao chất lƣợng đào tạo.

c) Chính sách tín dụng của ngân hàng :

Chính sách tín dụng bao gồm : giới hạn cho vay đối với HSSV, kỳ hạn khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các loại cho vay đƣợc thực hiện, sự đảm bảo và khả năng thanh toán nợ của khách hàng, … chính sách tín dụng có ảnh hƣởng lớn đến kết quả

hoạt động tín dụng. Toàn bộ hoạt động cho vay nói chung và cho vay ƣu đãi đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn nói riêng đều phải tuân theo chính sách tín dụng đề ra. Chính sách tín dụng hợp lý sẽ tác động tốt tới chất lƣợng tín dụng. Tín dụng ƣu đãi đƣợc thực hiện thông qua vốn Ngân sách Nhà nƣớc, nhƣng khách hàng là các hộ nghèo, hộ chính sách lại khá đa dạng, nguồn gốc nghèo khó của họ không giống nhau. Vì vậy, chính sách tín dụng hợp lý bảo đảm đáp ứng nhu cầu về sự hỗ trợ và đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận vốn tín dụng ƣu đãi.

d) Cơ sở vật chất :

Cơ sở vật chất hoạt động của ngân hàng đƣợc hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng thiếu thốn thì việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn tín dụng ƣu đãi sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực tài chính có nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ nhau, việc thực hiện đồng thời các loại dịch vụ này sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối với khách hàng.

e) Phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng :

Cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn là loại hình cho vay chủ yếu là phục vụ cho gia đình hộ nghèo, là những ngƣời thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trình độ nhận thức nhìn chung còn rất hạn chế. Vì vậy, để có thể hoạt động tín dụng đƣợc suôn sẻ cán bộ tín dụng phải có trình độ cũng nhƣ năng lực chuyên môn vững vàng để giảm thiểu rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Cùng với đó, đối tƣợng khách hàng của NHCSXH là những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, họ thƣờng có tâm lý mặc cảm với ngƣời khác, chính vì thế các cán bộ phải luôn gần gũi, thân thiết với khách hàng. Trƣớc sự phát triển của xã hội hoạt động của ngân hàng ngày càng phức tạp, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến. Trình độ của cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng nhất là đối với một chƣơng trình tín dụng khá mới mẻ nhƣ chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên. Bên cạnh đó, công tác tại một cơ quan Nhà nƣớc thƣờng xuyên phải tiếp

xúc áp lực của công việc liên tục, đi giao dịch cả thứ bảy, chủ nhật, đồng thời luôn có những có chuyến công tác đột ngột đòi hỏi cán bộ còn phải có tính kiên trì, nhẫn nại để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

f- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ :

Đây là công tác mà ngân hàng cần phải tiến hành thƣờng xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lƣợng, hiệu quả cho vay của mình sao cho phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần phải sắp xếp đội ngũ cán bộ có trình độ giỏi, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thƣởng, phạt nghiêm minh. Có nhƣ vậy, công tác tín dụng mới đƣợc thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng.

1.4.2.2. Nhân tố về phía khách hàng :

- Nhận thức của khách hàng về món vay: Nhận thức của khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến các khoản vay là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động cho vay ƣu đãi đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác. Nếu khách hàng nhận thức sai về các khoản vay ƣu đãi, coi đây nhƣ hình thức trợ cấp của Chính Phủ, nhận thức sai dẫn đến hộ gia đình không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay có nguy cơ cao bị sử dụng sai mục đích, thất thoát không đem lại hiệu quả cao, không thực hiện đúng chức năng của mình. Việc cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn nhằm mục đích phục vụ cho con em của các hộ gia đình nghèo, khó khăn và các đối tƣợng chính sách khác có đƣợc nguồn chi phí trang trải cho việc học tập. Nếu nhiều HSSV lại không tận dụng cơ hội để cố gắng trong học tập mà sử dụng nó sai mục đích thì sẽ dẫn đến tiêu cực. Đi đôi với việc này là hiệu quả tín dụng sẽ không cao.

- Nhận thức của khách hàng trong việc trả nợ : Do chƣơng trình cho vay này còn khá mới nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong chính sách cũng nhƣ trong việc thực hiện. Nếu ngƣời vay lợi dụng những thiếu sót này để chây ỳ không muốn trả nợ dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng, cuối cùng hoạt động tín dụng cũng sẽ bị tác động xấu và ngƣợc lại.

- Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng : Là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, do đó cũng ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nếu năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng bị hạn chế thì vốn vay không thể phát huy hiệu quả. Sản xuất kinh doanh không hiệu quả thì ngƣời vay không thể hoàn trả vốn vay cho ngân hàng, họ không những không thoát khỏi tình trạng đói nghèo mà còn lại nghèo thêm do tích tụ thêm những khoản nợ ngân hàng. Về phía ngân hàng, khi ngƣời vay sản xuất kinh doanh không hiệu quả, ngân hàng không thể thu hồi vốn, gây thiệt hại cho ngân hàng và Ngân sách Nhà nƣớc.

1.5. Ch nh s ch cho vay học sinh, sinh viên tại c c nƣớc v kinh nghiệm cho Việt Nam: Việt Nam:

1.5.1. Ch nh s ch cho vay HSSV tại c c nƣớc trên th giới :

a) Anh:

Tại Anh, nƣớc đứng hàng đầu trên thế giới cũng nhƣ ở châu Âu về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, ngân sách nhà nƣớc đƣợc đầu tƣ trực tiếp cho các trƣờng đại học. Báo cáo độc lập về Tình hình tài chính sinh viên và tài trợ cho giáo dục đại học đƣợc công bố ngày 12/10/2010 đã cho thấy, về kinh phí hoạt động của các trƣờng đại học ở Anh trong năm học 2008 – 2009, học phí do sinh viên trong và ngoài nƣớc đóng chiếm 29%, tài trợ của các cơ quan nhà nƣớc chiếm 29%, phần còn lại do ngân sách tài trợ nghiên cứu, đầu tƣ và quyên góp từ các tổ chức từ thiện. Theo tính toán, nếu chi phí cho một tấm bằng đại học là 7.000 bảng Anh thì 3.000 bảng là từ học phí, còn lại 4.000 bảng là từ các nguồn tài trợ. Riêng năm học 2010 – 2011, Ngân sách Nhà nƣớc tài trợ cho giáo dục đại học giảm so với các năm trƣớc đó, và chỉ còn 449 triệu bảng.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 34 -34 )

×