0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Một số giải pháp khác:

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 95 -95 )

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra của các cấp, các ngành đối với việc thực hiện chế độ chính sách tín dụng ƣu đãi ở các xã (phƣờng), thị trấn trên địa bàn quản lý theo nhiều kênh, nhiều hình thức khác nhau. Thực hiện công khai, dân chủ cơ sở trong việc thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi đối với các đối tƣợng, tạo kênh dẫn vốn đến đúng đối tƣợng, hạn chế thấp nhất việc lợi dụng chính sách, tiêu cực có thể xảy ra, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp thực hiện sai chế độ chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc.

- Tiếp tục đào tạo, huấn luyện, bồi dƣỡng, giáo dục tƣ tƣởng, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ ngân hàng, cán bộ Hội, Ban quản lý Tổ TK&VV. Thƣờng xuyên tổ chức các buổi kiểm tra, kiểm soát của Ban đại diện, các tổ chức Hội, Ban lãnh đạo Ngân hàng.

- Không ngừng thực hiện các buổi đối chiếu dƣ nợ để phát hiện những hành vi sử dụng vốn sai mục đích, chiếm dụng, vay ké … để có những biện pháp xử lý kịp thời.

- Thƣờng xuyên xây dựng và đào tạo một đội ngũ cán bộ NHCSXH có trình độ nghiệp vụ giỏi, tận tâm với công việc, nhiệt tình với công tác xã hội. Đây sẽ là tiền đề cho sự phát triển công tác tín dụng của ngân hàng.

3.3.2. Phƣơng ph p mở rộng hoạt động t n dụng học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn:

3.3.2.1. Về nguồn vốn:

Muốn hoạt động cho vay đƣợc mở rộng đầu tiên ngân hàng cần có đủ nguồn vốn cho vay. Vì vậy, việc tăng trƣởng nguồn vốn rất cần thiết nhằm đáp ứng đủ nguồn vốn cho số HSSV có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện vay vốn.

Hiện nay, nguồn vốn cho vay HSSV có hoàn cảnh đều đƣợc chuyển từ trung ƣơng về, mà nguồn vốn này sẽ phải phân bổ cho các chƣơng trình tín dụng khác. Chính vì thế, nguồn vốn giành chƣơng trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn hiện nay vẫn chƣa thể đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Nguồn vốn này muốn tăng trƣởng phải đƣợc Chính Phủ can thiệp:

- Tăng trƣởng nguồn vốn từ kênh Ngân sách Nhà nƣớc:

Ngân sách Nhà nƣớc đóng góp một phần lớn trong nguồn vốn cho vay tại NHCSXH. Điều cần thiết hiện nay, Chính Phủ cần phải hàng năm trích một phần từ Ngân sách Nhà nƣớc để bổ sung vào Quỹ tín dụng đào tạo. Để nguồn vốn này sẽ đƣợc chi cho các mục đích Giáo dục, không bị chồng chéo, phân tán khi cho vay, nguồn vốn sẽ đƣợc chuyển về đúng cho NHCSXH thực hiện công tác cho vay. Ngân sách Nhà nƣớc trong những năm hiện nay đều có hiện tƣợng bội chi nên CP đang thực hiện chính sách tiết kiệm chi để

hạn chế bớt tình trạng này, vì thế chính NHCSXH cần phải nắm bắt đƣợc nhu cầu vay vốn trong năm để tham mƣu trƣớc cho CP để tránh tình huống bất ngờ Ngân sách Nhà nƣớc không kịp điều chỉnh nguồn vốn.

- Huy động thêm nguồn vốn từ các NHTM có vốn sở hữu Nhà nƣớc:

Hiện nay, số lƣợng NHTM có vốn sở hữu Nhà nƣớc tại Việt Nam không còn nhiều nhƣng đều là những ngân hàng lớn và uy tín. Hoạt động của các Ngân hàng này cũng diễn ra khá thuận lợi mặc cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tiếp tục ảnh hƣởng đến Việt Nam. Nhƣ vậy, việc đóng góp một phần nào đó sức lực đến các mục tiêu xã hội càng nên đƣợc các Ngân hàng này quan tâm và đặt làm mục tiêu chính. Các nƣớc trên thế giới nhƣ Anh, Thái Lan, Malayxia… đều quy định các NHTM có vốn sở hữu Nhà nƣớc phải đóng góp một tỷ lệ vốn nhất định cho các Ngân hàng Chính sách cho mục tiêu xã hội, hoặc trực tiếp thực hiện các chƣơng trình tín dụng chỉ định của CP mang tính chính sách. Đây là một điều mà đất nƣớc ta nên học hỏi kinh nghiệm ở các nƣớc bạn, các Ngân hàng này có thể bớt đi một phần lợi nhuận để dành tặng vào Quỹ đào tạo.

Các NHTM này cũng có thể cho NHCSXH vay lại với một mức lãi suất ƣu đãi bằng hoặc thấp hơn lãi suất cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH. Điều này sẽ bảo đảm NHCSXH có thêm nguồn vốn cho vay mà NHTM có vốn sở hữu của Nhà nƣớc cũng có thêm một phần lợi nhuận mà không sợ ứ động vốn nhƣ hiện nay.

- Huy động từ Ngân sách địa phƣơng:

Hằng năm Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh thành trên toàn quốc nói chung đều có một phần ngân sách để đóng góp vào sự nghiệp giáo dục. Nếu nguồn Ngân sách này có thể đƣợc chuyển về NHCSXH thì càng mở rộng đƣợc thêm nguồn vốn cho vay tại Ngân hàng.

- Bên cạnh đó, NHCSXH cũng nên phát động và khuyến khích những nguồn vốn khác từ các cá nhân, doanh nghiệp cũng nhƣ những kiều bào nƣớc ngoài. Để tránh thiếu nguồn vốn trong khi cấp bách.

- Ngoài ra, NHCSXH cần linh hoạt tham mƣu để chuyển nguồn vốn dƣ thừa từ chƣơng trình cho vay khác sang chƣơng trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn khi cần thiết.

3.3.2.2. Tiến hành các phương pháp quản lý nguồn vốn:

Một nguồn vốn khi đƣợc cho vay đi để kiểm tra kiểm soát vốn vay này có đƣợc sử dụng hiệu quả hay không luôn là một trong những điều khó nghĩ. Chính vì vậy, NHCSXH càng phải nâng cao hơn một số nghiệp vụ trong kiểm tra, kiểm soát.

- Cán bộ tín dụng cần phải phối hợp với phòng công tác sinh viên của các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp … để nắm rõ danh sách những HSSV đang vay vốn tại Ngân hàng bị đuổi học, bỏ học,… từ đó có hƣớng giải quyết sao cho hợp lý.

- Khắc phục tình trạng chồng chéo, thiếu công bằng trong công tác phân phối nguồn vốn về các địa phƣơng, nơi không cần thì lại phân quá nhiều, nơi có nhu cầu nhiều lại phân ít. Chính vì vậy, NHCSXH cần có bộ phận chuyên điều tra nhu cầu của các địa bàn để thuận lợi trong công tác tham mƣu phân phối nguồn vốn.

- Cùng với các Bộ ngành, các cấp chính quyền địa phƣơng, cơ quan sử dụng lao động và tổ chức đoàn thể phối hợp trong công tác quản lý và thu hồi nguồn vốn cho vay.

- Phòng kiểm tra và kiểm soát nội bộ cần phải tích cực hơn trong công tác giám sát vốn vay và kết hợp với chính quyền địa phƣơng để kiểm tra sử dụng vốn tạo điều kiện cho HSSV sử dụng vốn đúng mục đích.

3.3.2.3. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức của NHCSXH:

Để hoạt động của NHCSXH đƣợc trôi chảy, an toàn và hiệu quả đó là một khối lƣợng công việc lớn, phức tạp trong một thời gian nhất định. Trƣớc mắt, NHCSXH phải tập trung bố trí xắp xếp bộ máy tổ chức từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Hoạt động của NHCSXH trƣớc mắt còn nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và năng lực nghề nghiệp, yên tâm công tác ở vùng sâu, vùng xa; việc phát triển mạng lƣới và đầu tƣ cơ sở vật chất là yêu cầu tất yếu để đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả nhƣng phải

đáp ứng yêu cầu tiết kiệm và phù kợp với khả năng Ngân sách Nhà nƣớc nhƣng vẫn đảm bảo thực hiện tốt hai mục tiêu:

Tuy nhiên cần lƣu ý những vấn đề sau:

Thứ nhất, do thực hiện cho vay ƣu đãi nên cần sự hỗ trợ của Nhà nƣớc về vốn, có cơ chế tài chính riêng, nên CP cần ƣu tiên cho phép ngân hàng miễn giảm các khoản đóng góp, bổ sung hoàn thiện thêm các chế độ xử lý nợ rủi ro bất khả kháng, có chính sách tiền lƣơng hợp lý để cán bộ công nhân viên yên tâm hoạt động và có kế hoạch bù lỗ những năm NHCSXH gặp khó khăn.

Thứ hai, phải đầu tƣ cho việc xây dựng trụ sở, trang bị cơ sở vật chất ban đầu cho bộ máy hoạt động có hiệu quả. Do vậy cần phải tính toán đầu tƣ từng bƣớc, từng giai đoạn nhƣ thế nào cho phù hợp với khả năng vốn để vừa đảm bảo yêu cầu của hoạt động vừa tiết kiệm tránh đƣợc lãng phí.

Thứ ba, hoạt động của NHCSXH chủ yếu dựa vào vốn Nhà nƣớc hoặc phát hành trái phiếu có đảm bảo của Nhà nƣớc nên khả năng phát triển có thể bị hạn chế vì nguồn lực của Ngân sách Nhà nƣớc còn hạn hẹp; Cần có một cơ chế huy động vốn thích hợp để đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài.

3.4. Ki n nghị :

Việc nâng cao chất lƣợng tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn là một công tác lâu dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn của NHCSXH nói chung và NHCSXH tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Để khắc phục tồn tại hiện nay, em xin đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:

3.4.1. Đối với NHCSXH:

- Phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung tâm dạy nghề thuộc Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội theo dõi nợ vay đối với học sinh sinh viên nhất là khi học sinh sinh viên ra trƣờng có việc làm, và đối tƣợng vay trực tiếp qua ngân hàng.

- Nội dung quy định về việc xác nhận đối tƣợng học sinh sinh viên vay vốn thuộc diện mồ côi cần đƣợc Ngân hàng quy định rõ ràng cụ thể hơn. (Ví dụ : Khi

cho vay những đối tƣợng này yêu cầu Học sinh sinh viên phải có xác nhận của UBND cấp xã ).

- Mở rộng cho phép những hộ gia đình không có trong đối tƣợng vay vốn nhƣng có đến 2-3 con đang học Đại học, Cao đẳng … hay những cán bộ công nhân viên Nhà nƣớc thực sự khó khăn đƣợc vay vốn chƣơng trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn, để giảm bớt gánh nặng chi phí cho những đối tƣợng này.

- Nhiều học sinh sinh viên sau khi học tập trên địa bàn đã chuyển đi làm ở một địa phƣơng khác không thuộc phạm vi quản lý của chi nhánh. Do đó việc theo dõi phải có sự phối hợp của nhiều bộ ban ngành nhằm hạn chế đƣợc tình trạng chây ỳ trong việc trả nợ.

- Quy định mức phí trả cho các cấp Hội và Ban quản lý tổ TK&VV trong khi chƣa thu đƣợc lãi vay. Bản thân NHCSXH cần phải tuyên truyền cho Ban quản lý tổ TK&VV biết trong việc thu lãi tồn của HSSV càng nhiều thì hoa hồng họ hƣởng càng đƣợc nhiều và nhiều hơn so với cách tính hoa hồng trƣớc đây.

- Cho phép những hộ gia đình đang còn dƣ nợ không may HSSV đang học gặp tai nạn hay chết đột ngột không còn khả năng chi trả đƣợc làm hồ sơ xử lý rủi ro nhƣ khoanh nợ, thậm chí xóa nợ.

- Hệ thống NHCSXH cần phải kiến nghị với Chính Phủ giảm lãi suất cho vay trong thời gian gần nhất để phù hợp với tình hình hiện tại khi lãi suất cho vay của các NHTM đã giảm xuống dƣới 10%. Chính sách hạ lãi suất trƣớc tình hình hiện tại sẽ giữ đƣợc nguyên bản chất khác biệt của NHCSXH.

3.4.2. Đối với Ch nh quyền, Hội đo n thể c c cấp v c c cơ quan liên quan:

Thứ nhất, đề nghị cơ quan chức năng bố trí nguồn vốn ổn định từ ngân sách Nhà nƣớc hàng năm hoặc phát hành trái phiếu Chính Phủ hoặc vay ODA ngay từ đầu năm, không nên dồn nén theo từng kỳ của năm học để tránh bị động nguồn vốn.

Thứ hai, tăng cƣờng hơn nữa công tác phối hợp với NHCSXH trong việc giám sát vốn vay, kịp thời thông báo cho ngân hàng biết những biểu hện có nguy cơ gây thất thoát vốn nhƣ: Sử dụng sai mục đích, cho vay không đúng đối tƣợng, HSSV bỏ học đuổi học nhƣng vẫn vay vốn, mắc bệnh tệ nạn xã hội...

Thứ ba, Nhà trƣờng lập danh sách HSSV có nhu cầu vay vốn để tiện theo dõi, quản lý và xác nhận cho học sinh, sinh viên theo đợt ( tránh tình trạng 01 HSSV đƣợc cấp nhiều giấy xác nhận trong một năm học). Thông báo số tiền học phí của từng học sinh sinh viên và ghi rõ tài khoản của nhà trƣờng (trên giấy xác nhận của học sinh sinh viên ) để ngân hàng chuyển tiền học phí cho học sinh sinh viên đó, hạn chế trƣờng hợp sử dụng tiền vay sai mục đích.

Thứ tư, Bộ Lao động và thƣơng binh và xã hội: Sớm hƣớng dẫn các địa phƣơng xác định, thống kê hộ nghèo, cận nghèo để Ngân hàng có cơ sở cho vay đúng đối tƣợng. Chỉ đạo các trƣờng dạy nghề xác nhận cho HSSV đang theo học tại trƣờng theo đúng mẫu quy định.

KẾT LUẬN:

Xét trên phƣơng diện cả lý luận và thực tiễn, chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên là một chƣơng trình khá thiết thực, nó đã cụ thể hoá sự quan tâm của Nhà nƣớc ta về đầu tƣ cho giáo dục, tạo niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc.

Từ thực trạng đã phân tích ở chi nhánh cho ta thấy số học sinh, sinh viên trên địa bàn đƣợc vay vốn, mức cho vay bình quân, dƣ nợ bình quân hộ không ngừng gia tăng. Kết quả cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH thực sự có hiệu quả khi trên địa bàn không có một học sinh nào phải bỏ học do thiếu học phí. Chất lƣợng tín dụng xét về mặt định tính và định lƣợng nhìn chung khá tốt. Tuy nhiên việc thực hiện kênh tín dụng vẫn còn gặp phải một số khó khăn.

Qua nghiên cứu thực trạng cho vay học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Khánh Hoà, chuyên đề đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa là một Chi nhánh của NHCSXH, trong gần mƣời năm hoạt động đã mang lại niềm vui cho những ngƣời nghèo nói riêng và những ngƣời có nhu cầu vốn nói chung. Những phƣơng hƣớng hoạt động sắp tới của NHCSXH chi nhánh tỉnh Khánh Hòa chắc chắn sẽ mang lợi nhiều lại ích nữa cho ngƣời dân tỉnh nhà, giúp họ có thể tiếp cận đến nguồn vốn, cải thiện chất lƣợng sống, tự làm giàu cho bản thân.

Nghiên cứu chuyên đề này còn khá mới mẻ và phức tạp giữa lý luận và thực tiễn. Những đề xuất kiến nghị chỉ là một phần đóng góp nhỏ và có phần mang tính chủ quan trong tổng thể vấn đề lớn. Chính vì vậy, bài viết này sẽ cần sự bổ sung và nhận xét của Giáo viên hƣớng dẫn và Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Khánh Hoà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Chính sách xã hội, Hướng dẫn cho vay các nghiệp vụ tín dụng, Hà Nội.

2. Ngân hàng Chính sách xã hội (2011), Báo cáo tài chính, Hà Nội. 3. Nguyễn Đắc Hƣng (2011), Về hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi cho giáo dục đại học và dạy nghề, Tạp chí cộng sản.

4. Phạm Xuân Khánh (2006), Giải pháp mở rộng cho vay học sinh, sinh viên tại Sở giao dịch NHCSXH, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội.

5. Đinh Thị Quế (2012), Điện báo tín dụng tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang. 6. Đào Thị Thanh Thanh (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thiệp (2010-2011), Điện báo tín dụng tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang.

8. Nguyễn Thanh Bích Thủy (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, Đại học Thái Bình Dƣơng, Khánh Hòa.

9. Trƣơng Thị Thanh Tùng (2013), Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, Khánh Hòa.

PHỤ LỤC:

Phụ lục 1: ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Chỉ tiêu Ngân h ng Ch nh s ch xã hội Ngân h ng thƣơng mại

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 95 -95 )

×