Nhân tố về phía ngân hàng:

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa (Trang 37)

a) Mô hình tổ chức của ngân hàng :

Các hộ gia đình nghèo khó thƣờng tập trung ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phân bổ rải rác trên một địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở những vùng núi cao. Cũng vì thế, việc thiết lập mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng phải thích hợp với điều kiện này, có nhƣ vậy việc đƣa vốn tín dụng ƣu đãi đến với HSSV có hoàn cảnh khó khăn mới đạt đƣợc mục tiêu và yêu cầu đề ra. Nếu ngân hàng không có một mô hình tổ chức hợp lý, việc chuyển giao vốn từ ngân hàng đến các đối tƣợng chính sách sẽ gặp khó khăn, đối tƣợng chính sách có thể sẽ không tiếp cận đƣợc với nguồn vốn ƣu đãi, chính sách tín dụng sẽ không phát huy đƣợc tác dụng. Cùng với đó, sự giám sát của ngân hàng đối với việc sử dụng vốn của ngƣời vay cũng không đƣợc cặn kẽ, sâu sát, từ đây có thể phát sinh nhiều tiêu cực nhƣ sử dụng vốn sai mục đích, mất vốn, thất thoát nguồn ngân sách của Nhà nƣớc.

b) Chiến lƣợc hoạt động của ngân hàng :

Chiến lƣợc hoạt động của ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác cho vay ƣu đãi đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn của ngân hàng. Nếu ngân hàng hoạt động không có định hƣớng cụ thể và chiến lƣợc phù hợp với từng thời kỳ phù hợp với đối tƣợng phục vụ là hộ nghèo và đối tƣợng chính sách, thì chất lƣợng hoạt động của ngân hàng không đƣợc nâng cao. Đồng nghĩa với việc này sẽ là khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng không đƣợc nâng cao, không bảo đảm thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia, nâng cao chất lƣợng đào tạo.

c) Chính sách tín dụng của ngân hàng :

Chính sách tín dụng bao gồm : giới hạn cho vay đối với HSSV, kỳ hạn khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các loại cho vay đƣợc thực hiện, sự đảm bảo và khả năng thanh toán nợ của khách hàng, … chính sách tín dụng có ảnh hƣởng lớn đến kết quả

hoạt động tín dụng. Toàn bộ hoạt động cho vay nói chung và cho vay ƣu đãi đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn nói riêng đều phải tuân theo chính sách tín dụng đề ra. Chính sách tín dụng hợp lý sẽ tác động tốt tới chất lƣợng tín dụng. Tín dụng ƣu đãi đƣợc thực hiện thông qua vốn Ngân sách Nhà nƣớc, nhƣng khách hàng là các hộ nghèo, hộ chính sách lại khá đa dạng, nguồn gốc nghèo khó của họ không giống nhau. Vì vậy, chính sách tín dụng hợp lý bảo đảm đáp ứng nhu cầu về sự hỗ trợ và đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận vốn tín dụng ƣu đãi.

d) Cơ sở vật chất :

Cơ sở vật chất hoạt động của ngân hàng đƣợc hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị của ngân hàng thiếu thốn thì việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn tín dụng ƣu đãi sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực tài chính có nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ nhau, việc thực hiện đồng thời các loại dịch vụ này sẽ cho phép ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối với khách hàng.

e) Phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng :

Cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn là loại hình cho vay chủ yếu là phục vụ cho gia đình hộ nghèo, là những ngƣời thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trình độ nhận thức nhìn chung còn rất hạn chế. Vì vậy, để có thể hoạt động tín dụng đƣợc suôn sẻ cán bộ tín dụng phải có trình độ cũng nhƣ năng lực chuyên môn vững vàng để giảm thiểu rủi ro trong quá trình tác nghiệp. Cùng với đó, đối tƣợng khách hàng của NHCSXH là những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn, họ thƣờng có tâm lý mặc cảm với ngƣời khác, chính vì thế các cán bộ phải luôn gần gũi, thân thiết với khách hàng. Trƣớc sự phát triển của xã hội hoạt động của ngân hàng ngày càng phức tạp, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn để lĩnh hội và ứng dụng khoa học tiên tiến. Trình độ của cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng nhất là đối với một chƣơng trình tín dụng khá mới mẻ nhƣ chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên. Bên cạnh đó, công tác tại một cơ quan Nhà nƣớc thƣờng xuyên phải tiếp

xúc áp lực của công việc liên tục, đi giao dịch cả thứ bảy, chủ nhật, đồng thời luôn có những có chuyến công tác đột ngột đòi hỏi cán bộ còn phải có tính kiên trì, nhẫn nại để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

f- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ :

Đây là công tác mà ngân hàng cần phải tiến hành thƣờng xuyên, liên tục nhằm duy trì chất lƣợng, hiệu quả cho vay của mình sao cho phù hợp với các chính sách, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra. Để làm tốt công tác này, Ngân hàng cần phải sắp xếp đội ngũ cán bộ có trình độ giỏi, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, trung thực làm nhiệm vụ này và có chế độ thƣởng, phạt nghiêm minh. Có nhƣ vậy, công tác tín dụng mới đƣợc thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)