Nguyên nhân của những hạn chế của chương trình tín dụng HSSV có

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa (Trang 84)

HSSV có hoàn cảnh khó khăn:

a) Nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đây có phần khách quan là do NHCSXH mới ra đời, mô hình quản lý cơ chế tín dụng rất mới không có tiền lệ tại các ngân hàng mà chỉ thực hiện ở NHCSXH, đòi hỏi NHCSXH phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh dần do đó các văn bản pháp quy thƣờng đƣợc thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Việc thay đổi nhanh chóng và có sự không thống nhất giữa quyết định 157/2007/QĐ-TTg và những văn bản trƣớc dễ gây hiểu lầm và khó khăn trong công tác tín dụng của NHCSXH.

Ngoài ra trong xu thế hội nhập WTO việc cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại trong và ngoài nƣớc đã tạo ra nhiều ƣu đãi hơn cho ngƣời dân gửi tiền và nhƣ thế việc huy động vốn của chi nhánh trong bộ phận dân cƣ thêm phần khó khăn hơn. Mặt khác, trong tình hình kinh tế thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế khá phức tạp , tỷ lệ lạm phát biến đổi không ngừng, ngƣời dân thƣờng có xu hƣớng mua vàng và ngoại tệ hơn là gửi tiết kiệm điều này có thể giải thích việc bố trí nguồn vốn bị động và chi phí của việc cho vay thƣờng ở mức cao.

Những tháng đầu năm 2010 lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng tăng cao, ngân hàng Nhà nƣớc thực hiện kiềm chế lạm phát do đó có những tác động ảnh hƣởng đến công tác huy động vốn và giải ngân.

Ý thức của một số học sinh, sinh viên thƣờng là chƣa cao. Nhà nƣớc đã tạo điều kiện để các bạn yên tâm hơn trong quá trình học tập nhƣng họ vẫn chây ỳ trong việc trả nợ.

Không ít những HSSV chƣa tìm đƣợc công việc làm sau khi tốt nghiệp ra trƣờng. Do vậy không có nguồn thu để trả nợ, cũng có HSSV đã có việc làm nhƣng ở các cơ quan, địa phƣơng trải rộng trong cả nƣớc do ở Việt Nam chƣa có cơ quan nào theo dõi quản lý một cách tổng thể các thông tin của HSSV sau khi ra trƣờng. Vì vậy, Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu nợ và nguy cơ mất vốn của quỹ là không thể tránh khỏi.

Nhận thức của chính quyền địa phƣơng và Hội đoàn thể xã , phƣờng còn chƣa nhận thức đầy đủ về chủ trƣơng chính sách tín dụng của Nhà nƣớc.

Một số hộ chƣa nhận thức hết đƣợc về quyền lợi trách nhiệm và nghĩa vụ của họ khi sử dụng vốn tín dụng này.

b)Nguyên nhân chủ quan:

Về phía các trường :

- Ban giám hiệu các trƣờng rất quan tâm và ý thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động này, nhƣng do cán bộ làm đầu mối giao dịch với Ngân hàng (đa phần là cán bộ phòng đào tạo hoặc phòng quản lý sinh viên) còn kiêm nhiệm nhiều việc nên triển khai chậm tới các lớp. Mặt khác, các trƣờng đều không muốn cho HSSV vay ồ ạt, khó kiểm soát. Việc làm thủ tục đăng ký, xác nhận cho HSSV còn rất chậm.

- Thực chất nhà trƣờng không có trách nhiệm trong việc quản lý thu chi của HSSV, việc xem xét dự kiến thu chi của HSSV là hợp lý hay không sẽ do Ngân hàng quyết định nên có trƣờng đã từ chối việc xác nhận, trong khi đó đây là thủ tục bắt buộc để HSSV đƣợc vay vốn, đã đƣợc quy định trong thể lệ tín dụng .

- Một số HSSV đã tốt nghiệp không đến Ngân hàng làm thủ tục cam kết trả nợ theo quy định hoặc đã có việc làm nhƣng không tự giác trả nợ ngân hàng hoặc không thông báo địa chỉ nơi công tác (gia đình cũng trả lời không biết HSSV ở đâu). Biện pháp duy nhất hiện nay đƣợc áp dụng để đôn đốc HSSV trả nợ là Ngân hàng gửi giấy báo về gia đình HSSV nhƣng biện pháp này tỏ ra không hiệu quả, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu hồi nợ. Nhiều trƣờng hợp HSSV trả nợ không đủ gốc và lãi (do chênh lệch thời gian thông báo cuả Ngân hàng và thời điểm HSSV chuyển tiền trả nợ) dẫn đến lãi treo thậm chí phát sinh nợ quá hạn.

- Có một số HSSV ý thức trả nợ kém, đôi lúc có HSSV có tƣ tƣởng lại hiểu rằng đây là số tiền Nhà nƣớc hỗ trợ cho HSSV học tập không cần trả.

- HSSV tốt nghiệp ra trƣờng có việc làm nhƣng ở các vùng núi cao, hải đảo xa xôi với mức thu nhập rất thấp mặc dù có trả nợ nhƣng không trả nợ đủ theo kỳ hạn đã thoả thuận lại không có đủ điều kiện đến Ngân hàng làm thủ tục xin gia hạn nợ.

- Có những HSSV cung cấp địa chỉ nơi làm việc cho Ngân hàng không rõ ràng, chính xác nên khi Ngân hàng gửi thông báo đến đơn vị công tác thì thƣ đến chậm hoặc thất lạc dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.

- Nhiều trƣờng hợp HSSV bỏ học, bị đuổi học hay chết đột ngột mà gia đình của HSSV đó không có khả năng trả thay (HSSV còn khó khăn, vùng thiên tai…) trong khi cơ chế tài chính không cho phép đƣợc xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan nên hiện tại chƣa có cách xử lý.

- Nhiều HSSV học liên thông nhƣng khi học lên lại không gửi giấy xác nhận về Ngân hàng vì nghĩ không có nhu cầu vay thêm. Điều này làm cán bộ ngân hàng rất khó khăn khi thu hồi nợ vì khi đến hạn trả nợ HSSV vẫn chƣa ra trƣờng, chƣa có việc làm, không có khả năng trả nợ.

Về phía Ngân hàng:

- Công tác cho vay HSSV là hoạt động tín dụng cần đòi hỏi số lƣợng cán bộ nhiều; chi phí phục vụ việc cho vay, thu hồi nợ lớn; cho vay không có bảo đảm, khả

năng thu hồi khó khăn, chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hƣởng tới hoạt động chung của Ngân hàng.

- Thời gian quy định cho kỳ hạn trả nợ gốc và lãi đầu tiên là 6 tháng kể từ ngày kết thúc khoá học nhƣ vậy là chƣa hợp lý dẫn đến HSSV ra trƣờng chƣa tìm đƣợc việc làm hoặc mới chỉ hợp đồng nên chƣa có điều kiện trả nợ đúng thời gian quy định.

Về mô hình - đối tượng đào tạo:

Hiện nay các loại hình đào tạo của các trƣờng rất đa dạng nhƣ: hệ thống trƣờng thuộc Bộ GD&ĐT quản lý, trƣờng của các ngành, trƣờng của các địa phƣơng…, đặc biệt có những trƣờng các Khoa đào tạo bằng hình thức liên doanh, liên kết với các trƣờng khác. Do vậy khó xác định chính xác đối tƣợng phục vụ cũng nhƣ trách nhiệm của nhà trƣờng trong việc quản lý HSSV, nên thực tế cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai cho HSSV vay vốn phục vụ cho học tập.

Về các cơ quan chính quyền địa phương, tổ TK&VV:

- Chất lƣợng Tổ TK&VV còn thấp, một số tổ trƣởng chƣa có trách nhiệm cao trong công việc: Tổ TK&VV là do cộng đồng dân cƣ tự nguyện thành lập trên đại bàn hành chính của xã, đƣợc UBND xã (phƣờng) chấp nhận bằng văn bản. Do tổ TK&VV bầu chính những ngƣời nghèo hay những ngƣời thuộc diện gia đình chính sách là tổ trƣởng nên có sự hạn chế về trình độ năng lực, khả năng quản lý. Nhiều tổ trƣởng chƣa có tích cực trong công tác của mình, làm cho những tổ viên gặp nhiều thiệt thòi trong công tác vay vốn.

- Hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của địa phƣơng chƣa cao. Một số tổ TK&VV bình xét chƣa đúng đối tƣợng đƣợc vay vốn. Mặt khác, do UBND cấp xã (phƣờng) một phần nể nang, cảm tính, một phần do nhận thức chƣa đúng chính sách đã xác nhận chƣa đúng đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng.

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HSSV CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI NHCSXH CHI

NHÁNH TỈNH KHÁNH HOÀ 3.1. Quan điểm cho vay HSSV có ho n cảnh khó khăn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chƣơng trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn là một chƣơng trình cho vay không vì mục đích lợi nhuận mà mục đích chủ yếu là thực hiện công bằng xã hội góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nƣớc.

- Hiện nay, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đƣợc ngân hàng chính sách cho vay với lãi suất ƣu đãi. Gốc và lãi đƣợc phép bắt đầu thanh toán sau khi ra trƣờng tối đa 12 tháng . Thời hạn cho vay thƣờng kéo dài trung bình từ khoảng 4-5 năm.

3.2. Định hƣớng hoạt động của chi nh nh trong những năm tới:

Theo Bà Trƣơng Thị Thanh Tùng – trƣởng phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ Tín dụng (2013), Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH (2003-2012), trang 10- 11. Định hƣớng hoạt động của ngân hàng trong những năm tới nhƣ sau:

3.2.1. Phƣơng hƣớng hoạt động:

- Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động NHCSXH tại các huyện, thị xã, thành phố theo Chƣơng trình kiểm tra, giám sát hàng năm.

- Tiếp tục thực hiện việc huy động nguồn ngân sách địa phƣơng để cho vay; Chú trọng đến công tác thu hồi nợ đến hạn để cho vay quay vòng; Tìm giải pháp hiệu quả, thích hợp để xử lý các khoản nợ xấu.

- Tiếp tục thực hiện công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ Ngân hàng, cán bộ Hội, Đoàn thể và Ban quản lý Tổ TK&VV về nghiệp vụ cho vay và quản lý vốn vay nhằm thay đổi nhận thức, cách làm để nâng cao chất lƣợng hoạt động.

- Thực hiện và phối hợp với NHCSXH trong việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của các Tổ TK&VV theo hƣớng dẫn của NHCSXH Việt Nam, trong đó có nội dung quan trọng là kể từ 01/01/2012, Ngân hàng không uỷ nhiệm cho Tổ TK&VV thực hiện chi tiền tiết kiệm cho tổ viên.

3.2.2. Mục tiêu phấn đấu của NHCSXH chi nh nh tỉnh Kh nh Ho trong những năm tới:

3.2.2.1. Mục tiêu chung:

Thực hiện theo mục tiêu hoạt động tổng quát của NHCSXH đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012, đó là: Ph t triển Ngân

hàng Chính s ch xã hội theo hƣớng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt t n dụng ch nh s ch của Nh nƣớc; đồng thời, ph t triển c c sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho ngƣời nghèo, hộ cận nghèo v c c đối tƣợng ch nh sách khác.

3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể:

- 100% hộ nghèo và đối tƣợng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đƣợc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

- Hàng năm 100% huyện, thị, thành phố đƣợc Ban đại diện tỉnh kiểm tra. - Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ đạt bình quân hàng năm đạt khoảng 10%. - Tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 1%/ tổng dƣ nợ.

- 100% Tổ TK&VV tham gia tiết kiệm; tối thiểu 80 % tổ viên tham gia gửi tiết kiệm. 100% Tổ TK&VV và 100% tổ viên vay vốn đƣợc kiểm tra.

Mục tiêu năm 2013:

- Phấn đấu hoàn thành kế hoạch tăng trƣởng dƣ nợ các chƣơng trình tín dụng theo kế hoạch Trung ƣơng giao. Năm 2013, tăng trƣởng dƣ nợ 145 tỷ so với năm 2012 (tƣơng đƣơng 10%).

- Phối hợp với chính quyền địa phƣơng tập trung thu hồi nợ quá hạn, nợ chiếm dụng; kiên quyết xử lý các trƣờng hợp chây ỳ cố tình không trả nợ, đôn đốc các hộ vay trả nợ, trả lãi đúng hạn; phấn đấu đƣa tỷ lệ nợ quá hạn đạt dƣới 0,9%.

- Nâng mức cho vay bình quân 01 hộ nghèo lên 20 triệu đồng/ hộ. Tăng tỷ lệ vay vốn đối với hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của Ngân hàng và Tổ chức Hội nhằm nâng cao chất lƣợng tín dung, phấn đấu tỷ lệ thu lãi bình quân tối thiểu 95%.

- Tiếp tục thực hiện củng cố Tổ TK&VV, nâng cao chất lƣợng của Tổ giao dịch lƣu động tại xã (phƣờng); đặc biệt làm tốt công tác tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ của ngƣời vay và nộp lãi và tiết kiệm; tích cực huy động nguồn vốn từ Tổ TK&VV, phấn đấu đạt ít nhất 80% số tổ viên tham gia tiết kiệm để tạo lập nguồn vốn cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao.

3.3.C c giải ph p nhằm mở rộng v nâng cao hiệu quả t n dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH Chi nh nh tỉnh Kh nh Ho :

3.3.1. Giải ph p nâng cao hiệu quả tín dụng:

3.3.1.1. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Quyết định 157 của Thủ tướng Chính Phủ: thực hiện Quyết định 157 của Thủ tướng Chính Phủ:

Từ lâu việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nƣớc đã đóng vai trò quan trọng trong công thực hiện các Quyết định của CP. Đặc biệt, Quyết định 157 là một trong những quyết đinh quan trọng ảnh hƣởng đến sự nghiệp Giáo dục của đất nƣớc, thì cần phải có sự phối hợp đồng điệu giữa các cơ quan có liên quan. Cụ thể:

-NHCSXH phối hợp với phòng Lao động thƣơng binh và xã hội trong việc chỉ đạo Ban xóa đói giảm nghèo ở cấp xã (phƣờng) và tham mƣu UBND xác nhận đúng đối tƣợng vay vốn theo quy định. Để tránh trƣờng hợp NHCSXH cho vay không đúng đối tƣợng, làm giảm chất lƣợng tín dụng chƣơng trình HSSV có hoàn cảnh khó khăn của Ngân hàng.

-Cùng với Sở giáo dục đào tạo để tuyên truyền và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định 157 tại các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp …

-Tiến hành phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo thống nhất cùng các ngành có biện pháp để trƣớc khi ra trƣờng HSSV phải đến Ngân hàng lập kế hoạch và cam kết trả nợ (phƣơng thức trả nợ, nơi thƣờng trú của HSSV và các thông tin liên quan để Ngân hàng tiện theo dõi thu hồi nợ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tại địa phƣơng, Nhà trƣờng cùng các cơ quan mà HSSV đang theo học thu hồi những vốn vay quá hạn, đến hạn, những nguồn vốn bị sử dụng sai mục đích …

-Sau một thời gian thực hiện các cơ quan có liên quan cần có báo cáo tổng kết cùng nhau rút kinh nghiệm về phƣơng thức cho vay, thủ tục cho vay, ý thức trách nhiệm của các bên để làm tốt hơn việc cho vay HSSV trong thời gian tới. Cần ký kết các văn bản ghi nhớ giữa Ngân hàng và Nhà trƣờng để quy định trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành.

3.3.1.2. Công tác tổ chức cho vay:

- Việc phân bổ nguồn vốn là một khâu quan trọng khi có nguồn vốn từ Trung ƣơng, vì vậy NHCSXH cần phải chủ động tham mƣu Ban đại diện kịp thời phân bổ nguồn vốn về cho các huyện, nắm bắt các khoản nợ đến hạn và tốc độ thu nợ từng tháng để đẩy nhanh sử dụng nhanh nguồn vốn quay vòng.

- NHCSXH cần kiến nghị với trung ƣơng để nâng mức cho vay sao cho phù hợp với từng thời kỳ, theo kịp với tốc độ tăng giá của hàng hóa và chi phí học tập. Tạo điều kiện cho những HSSV đủ tiền để trang trải những chi phí trong quá trình học tập ngày càng gia tăng.

- Ngoài ra đối với chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên, NHCSXH đã ký kết với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) và Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) về việc phát hành thẻ miễn phí cho HSSV, giúp NHCSXH có thể thực hiện công tác giải ngân cho HSSV qua thẻ. Do đây là một hƣớng giải ngân mới do đó chi nhánh cần thực hiện công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ các phòng nghiệp vụ tín dụng, kế toán, tin học … theo

Một phần của tài liệu Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa (Trang 84)