0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đối với NHCSXH:

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 99 -99 )

- Phối hợp chặt chẽ hơn với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung tâm dạy nghề thuộc Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội theo dõi nợ vay đối với học sinh sinh viên nhất là khi học sinh sinh viên ra trƣờng có việc làm, và đối tƣợng vay trực tiếp qua ngân hàng.

- Nội dung quy định về việc xác nhận đối tƣợng học sinh sinh viên vay vốn thuộc diện mồ côi cần đƣợc Ngân hàng quy định rõ ràng cụ thể hơn. (Ví dụ : Khi

cho vay những đối tƣợng này yêu cầu Học sinh sinh viên phải có xác nhận của UBND cấp xã ).

- Mở rộng cho phép những hộ gia đình không có trong đối tƣợng vay vốn nhƣng có đến 2-3 con đang học Đại học, Cao đẳng … hay những cán bộ công nhân viên Nhà nƣớc thực sự khó khăn đƣợc vay vốn chƣơng trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn, để giảm bớt gánh nặng chi phí cho những đối tƣợng này.

- Nhiều học sinh sinh viên sau khi học tập trên địa bàn đã chuyển đi làm ở một địa phƣơng khác không thuộc phạm vi quản lý của chi nhánh. Do đó việc theo dõi phải có sự phối hợp của nhiều bộ ban ngành nhằm hạn chế đƣợc tình trạng chây ỳ trong việc trả nợ.

- Quy định mức phí trả cho các cấp Hội và Ban quản lý tổ TK&VV trong khi chƣa thu đƣợc lãi vay. Bản thân NHCSXH cần phải tuyên truyền cho Ban quản lý tổ TK&VV biết trong việc thu lãi tồn của HSSV càng nhiều thì hoa hồng họ hƣởng càng đƣợc nhiều và nhiều hơn so với cách tính hoa hồng trƣớc đây.

- Cho phép những hộ gia đình đang còn dƣ nợ không may HSSV đang học gặp tai nạn hay chết đột ngột không còn khả năng chi trả đƣợc làm hồ sơ xử lý rủi ro nhƣ khoanh nợ, thậm chí xóa nợ.

- Hệ thống NHCSXH cần phải kiến nghị với Chính Phủ giảm lãi suất cho vay trong thời gian gần nhất để phù hợp với tình hình hiện tại khi lãi suất cho vay của các NHTM đã giảm xuống dƣới 10%. Chính sách hạ lãi suất trƣớc tình hình hiện tại sẽ giữ đƣợc nguyên bản chất khác biệt của NHCSXH.

3.4.2. Đối với Ch nh quyền, Hội đo n thể c c cấp v c c cơ quan liên quan:

Thứ nhất, đề nghị cơ quan chức năng bố trí nguồn vốn ổn định từ ngân sách Nhà nƣớc hàng năm hoặc phát hành trái phiếu Chính Phủ hoặc vay ODA ngay từ đầu năm, không nên dồn nén theo từng kỳ của năm học để tránh bị động nguồn vốn.

Thứ hai, tăng cƣờng hơn nữa công tác phối hợp với NHCSXH trong việc giám sát vốn vay, kịp thời thông báo cho ngân hàng biết những biểu hện có nguy cơ gây thất thoát vốn nhƣ: Sử dụng sai mục đích, cho vay không đúng đối tƣợng, HSSV bỏ học đuổi học nhƣng vẫn vay vốn, mắc bệnh tệ nạn xã hội...

Thứ ba, Nhà trƣờng lập danh sách HSSV có nhu cầu vay vốn để tiện theo dõi, quản lý và xác nhận cho học sinh, sinh viên theo đợt ( tránh tình trạng 01 HSSV đƣợc cấp nhiều giấy xác nhận trong một năm học). Thông báo số tiền học phí của từng học sinh sinh viên và ghi rõ tài khoản của nhà trƣờng (trên giấy xác nhận của học sinh sinh viên ) để ngân hàng chuyển tiền học phí cho học sinh sinh viên đó, hạn chế trƣờng hợp sử dụng tiền vay sai mục đích.

Thứ tư, Bộ Lao động và thƣơng binh và xã hội: Sớm hƣớng dẫn các địa phƣơng xác định, thống kê hộ nghèo, cận nghèo để Ngân hàng có cơ sở cho vay đúng đối tƣợng. Chỉ đạo các trƣờng dạy nghề xác nhận cho HSSV đang theo học tại trƣờng theo đúng mẫu quy định.

KẾT LUẬN:

Xét trên phƣơng diện cả lý luận và thực tiễn, chƣơng trình tín dụng học sinh sinh viên là một chƣơng trình khá thiết thực, nó đã cụ thể hoá sự quan tâm của Nhà nƣớc ta về đầu tƣ cho giáo dục, tạo niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nƣớc.

Từ thực trạng đã phân tích ở chi nhánh cho ta thấy số học sinh, sinh viên trên địa bàn đƣợc vay vốn, mức cho vay bình quân, dƣ nợ bình quân hộ không ngừng gia tăng. Kết quả cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH thực sự có hiệu quả khi trên địa bàn không có một học sinh nào phải bỏ học do thiếu học phí. Chất lƣợng tín dụng xét về mặt định tính và định lƣợng nhìn chung khá tốt. Tuy nhiên việc thực hiện kênh tín dụng vẫn còn gặp phải một số khó khăn.

Qua nghiên cứu thực trạng cho vay học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Khánh Hoà, chuyên đề đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa là một Chi nhánh của NHCSXH, trong gần mƣời năm hoạt động đã mang lại niềm vui cho những ngƣời nghèo nói riêng và những ngƣời có nhu cầu vốn nói chung. Những phƣơng hƣớng hoạt động sắp tới của NHCSXH chi nhánh tỉnh Khánh Hòa chắc chắn sẽ mang lợi nhiều lại ích nữa cho ngƣời dân tỉnh nhà, giúp họ có thể tiếp cận đến nguồn vốn, cải thiện chất lƣợng sống, tự làm giàu cho bản thân.

Nghiên cứu chuyên đề này còn khá mới mẻ và phức tạp giữa lý luận và thực tiễn. Những đề xuất kiến nghị chỉ là một phần đóng góp nhỏ và có phần mang tính chủ quan trong tổng thể vấn đề lớn. Chính vì vậy, bài viết này sẽ cần sự bổ sung và nhận xét của Giáo viên hƣớng dẫn và Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Khánh Hoà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngân hàng Chính sách xã hội, Hướng dẫn cho vay các nghiệp vụ tín dụng, Hà Nội.

2. Ngân hàng Chính sách xã hội (2011), Báo cáo tài chính, Hà Nội. 3. Nguyễn Đắc Hƣng (2011), Về hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi cho giáo dục đại học và dạy nghề, Tạp chí cộng sản.

4. Phạm Xuân Khánh (2006), Giải pháp mở rộng cho vay học sinh, sinh viên tại Sở giao dịch NHCSXH, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội.

5. Đinh Thị Quế (2012), Điện báo tín dụng tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang. 6. Đào Thị Thanh Thanh (2010), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Thiệp (2010-2011), Điện báo tín dụng tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang.

8. Nguyễn Thanh Bích Thủy (2012), Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Khánh Hòa, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, Đại học Thái Bình Dƣơng, Khánh Hòa.

9. Trƣơng Thị Thanh Tùng (2013), Báo cáo tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, Khánh Hòa.

PHỤ LỤC:

Phụ lục 1: ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA NGÂN HÀNG

CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Chỉ tiêu Ngân h ng Ch nh s ch xã hội Ngân h ng thƣơng mại

Chủ sở hữu Nhà nƣớc Tƣ nhân, Nhà nƣớc, tổ chức nƣớc ngoài

Vai trò, Mục tiêu

Không vì lợi nhuận, thực hiện các ƣu đãi chính sách của Nhà nƣớc đến các thành phần của xã hội.

Lợi nhuận, phát triển thị trƣờng, cung cấp một kênh thanh toán, chuyển đổi ngoại tệ…

Nguồn vốn

 Cân đối từ TW  Nguồn vốn huy động  Nguồn vốn ủy thác

Chủ yếu là nguồn vốn huy động. Lãi đầu tƣ từ các hoạt động kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng.

Lãi suất cho vay Thấp do có sự hỗ trợ lãi suất

của Nhà nƣớc

Tùy thuộc theo từng ngân hàng nhƣng không quá trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định

Lãi suất huy động vốn

Bằng nhau và không vƣợt khỏi trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nƣớc quy định

Nghiệp vụ cho vay

Ti p nhận hồ sơ

Thông thƣờng thông qua các Tổ chức Hội và Tổ TK &VV. Chỉ những tổ chức, doanh nghiệp hoặc HSSV mồ côi mới đƣa trực tiếp cho cán bộ tín dụng.

- Ngƣời cần vay vốn trực tiếp đến ngân hàng đề nghị

T i sản th chấp Tùy theo từng chƣơng trình

cho vay mà có hay không cần tài sản thế chấp.

Có tài sản thế chấp

Thẩm định

Các bƣớc thẩm định diễn ra nhanh chóng, có sự hợp tác giữa cán bộ ngân hàng, Cơ quan có thẩm quyền ở địa phƣơng, tổ vay vốn, các tổ chức hội Thẩm định kỹ càng, từng bƣớc, từng món vật có giá trị thuộc tài sản thế chấp. Kiểm tra sử dụng vốn vay Cán bộ tín dụng cùng phối hợp với địa phƣơng để theo dõi việc sử dụng vốn vay của

ngƣời vay

Trực tiếp theo dõi và can thiệp vào việc sử dụng

vốn vay.

Thu lãi v gốc

Cán bộ tín dụng và nhân viên kế toán trực tiếp xuống điểm giao dịch tại xã phƣờng, thôn

thu lãi và gốc từ ngƣời vay hoặc tổ trƣởng tổ vay vốn

Ngƣời vay trực tiếp đến ngân hàng để đóng lãi, gốc, nhân viên tín dụng có nhiệm

vụ đôn đốc công tác thu nợ.

Xử lý rủi ro

Tùy thuộc vào nguyên nhân món nợ mà có thể gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, hoặc thanh

lý tài sản để trả nợ

Gia hạn nợ và thanh lý tài sản nếu khách hàng không

Phụ lục 2:

Những công văn, quy t định đƣợc sử dụng trong b i vi t:

1. Quyết định 157/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 về tín dụng đối với HSSV của Thủ tƣớng Chính Phủ.

2. Công văn 2457/NHCS-TDSV ngày 03/09/2007 của Tổng Giám đốc về hƣớng dẫn Quyết định 1344/QĐ-TTg ngày 26/08/2009 của Thủ tƣớng CP về điều chỉnh mức cho vay đối với HSSV.

3. Công văn 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 của Tổng giám đốc về hƣớng dẫn thực hiện cho vay học sinh, sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg.

4. Công văn số 2225/NHCS-TD ngày 30/10/2007 của Tổng Giám đốc về việc giải đáp một số vƣớng mắc về cho vay đối với HSSV.

5. Công văn 1221/NHCS-KT ngày 19/05/2009 của Tổng Giám đốc về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH.

6. Công văn 2861/NHCS-TDSV ngày 16/11/2010 của Tổng Giám đốc về hƣớng dẫn Quyết định 2077/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tƣớng CP về điều chỉnh mức cho vay đối với HSSV.

7. Công văn 1662/NHCS-TDSV ngày 08/07/2011 của Tổng Giám đốc về hƣớng dẫn Quyết định 853/QĐ-TTg ngày 03/06/2011 của Thủ tƣớng CP về điều chỉnh mức cho vay và lãi suất đối với HSSV.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 99 -99 )

×