PIIƯƠNG IIƯỞXG VÀ CÁC ÍỈIẢI PIỈẨP HOÀN THIỆN HỆ TIlỐiV«
3.1.3 Yêu cầu về tính ổn định, phù hợp.
Hệ thống pháp luật được hình thành do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển theo một trật tự nhất định. Xã hội nào, pháp luật ấy. Do vậy, tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế xã hội.
Hoàn thiện hệ thông văn bản quy phạm pháp luật của ngùnh xảy dựng
Nó không thể thấp hơn hoặc cao hơn trình độ phát triển đó, nhưng phải đón đầu được sự phát triển trong một tương lai gần. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện nhiều mặt. Khi xem xét tiêu chuẩn này, cần chú ý đến các mặt và giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyển thống và các quv phạm xã hội khác.
Khi xem xét tính phù hợp, đối với ngành xày dựng cần xem xét mối quan hệ giữa pháp luật và trình độ phát triển kinh tế. Sự tác động của pháp luật đối với kinh tế có thé diễn ra theo những hướng khác nhau:
• Nếu như quá trình điều chỉnh pháp luật diễn ra phù hợp với bản chất, tính chất của cơ chế kinh tế trong xây dưne. với mục tiêu kữih tế của Nhà nước và xã hội, thì pháp luật đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển cuả các quá trình kinh tế, góp phần làm hoàn thiện hơn cơ chế kinh tế và hệ thống kinh tế,
• Pháp luật không chỉ điểu chỉnh những mối quan hộ kinh tế đã định hình, mà bằngkhả năng sáng tạo của mình, pháp luật có thể đón bắt và điều chỉnh những quan hệ kinh tế sẽ xuất hiện trong m ột hộ thống kinh tế.
• Pháp ỉuât có thể kìm hãm sự phát triển của toàn bô nền kinh tế, hoặc một trong các yếu tố hợp thành của hộ thống kinh tế, nếu sự điều chỉnh pháp luật mâu thuẫn với nội dung, tính chất, quy luật của các quan hộ kinh tế.
• Pháp luật có thể tác động ièn các quá trình kinh tế, làm rối loạn các quá trình kinh tế, làm cho hoạt động kinh tế và sự phát triển cửa kinh tế đi ra ngoài quỹ đạo của mình.
• Pháp luật có thể khuyến khích phát triển những yếu tố tích cực và hạn chế hoặc loại trừ những quá trình, những nhân tố tiêu cực trong quá trình vận hành của cơ chế kinh tế. Chẳng hạn để tạo điều kiện cho sự cạnh tranh lành mạnh thì phải chống độc quyền; khuyến khích phát triển kinh doanh thì phải bảo vệ người tiêu dùng; khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên phải bảo vệ môi trườns: khuyến khích tự do, dân chủ phải đi đôi với chống các tội phạm về kinh doanh v.v...
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành xây dựng