PHÁP LUẬT CỦA NGÀNH XẲY DỤÌVG
2.2.1 Quá trình hình thành hệ thông văn bán.
Do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta, mà đến năm 1958 Bộ Xây dựng (tiền thân là Bộ Kiến trúc) mới được thành lập. Được thành lập trong bối cảnh đất nước bị chia cắt thành hai miền: Nam - Bắc, trong đó miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, còn miền Bắc thực hiện công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó, tuy được thành lập từ nãm 1958 nhưng số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng trons giai đoạn từ 1958 - 1975 không nhiều. Sau năm 1975, hoạt động xây dựns được nhà nước thống nhất quản lý trone phạm vi toàn quốc, số lượng các văn bản được ban hành trong thời kỳ này không mang tính tản mạn mà dần dần hình thành một hệ thống thống nhất trong cả nước. Do vậy, quá trình hình thành hệ thống vãn bản quy phạm pháp luật ngành xây dựng có thể được mồ tả qua hai giai đoạn cơ bản: Giai đoạn 1 từ 1976 - 1985; Giai đoạn 2 từ 1986 đến nay.
• Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1985.
Đây là giai đoạn được đặc trưng bởi cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung cao độ, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ chế cấp - phát, xin - cho và điều hành bởi các qưyết định mệnh lệnh hành chính thể hiện rất đậm nét.
Trong giai đoạn này có trên 200 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, chủ yếu điều chỉnh khu vực kinh tế quốc doanh và cũng mới chỉ tập
Hoàn thiện hệ thông văn bàn quy phạm pháp luật cùa ngành xủy dựng
trung vào một số nội dung quản lý xây dựng cơ bản như: trình tự xây dựng cơ bản, giao nhận thầu ưong xây dựng, thiết kế xây dựng, chi phí và đon giá dự toán xây lắp, định mức kinh tế - kỹ thuật và một số chính sách về quản lý, cải tạo nhà đất. Các văn bản quy phạm pháp luật này thường điều chỉnh, can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở [2.4].
Trong giai đoạn này có một số văn bản mang tính chất nển tảng như: Nghị định số 232/CP ngày 6/6/1981 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điéu lệ quản lý xây dựng cơ bản, đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên mang tính hệ thống về công tác quản lý nhà nước vể xây dựng cơ bản.
Tiếp đến là Điều lộ quản lý xây dựng cơ bản và các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng lần lượt được ban hành như Nghị định 237/HĐBT ngày 19/9/1985 của Hội đổng Bộ trưởng về Điều lệ lạp, thẩm định, thẩm tra xét duyệt thiết kế công trình xây dựng; Quyết định 217/ HĐBT ngày 8/8/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế giao nhận thầu trong xây dựng cơ bản; Quyết định 352/CT ngày 6/11/1985 của Chủ tịch Hội đổng Bộ trưởng qui định hình thức tổ chức và hoạt động thiết kế xây dựng và các văn bản hướns dẫn thi hành của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật này trong một chừng mực nhất định đã bước đầu đưa công tác quản lý xây dựng cơ bản vào nền nếp, góp phần thúc đẩy sản xuất và khôi phục kinh tế đất nước sau chiến tranh.
• Giai đoạn từ nãm 1986 đến nay.
Giai đoạn này là giai đoạn có những thay đổi rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đề ra đường lối đổi mới, mà trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Theo đó, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp được thay thế bằng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nshĩa.
Trong bối cảnh đó, quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đặc biệt là công tác xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật là công tác trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo
Hoán thiện hệ thống văn bân quy phạm pháp luật của ngành Xủy dựng
Bộ Xây dựng. Từ năm 1986 đến nay đã có hơn 400 văn bàn quy phạm pháp luật được ban hành, điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành xây dựng, bao trùm mọi thành phần kinh tế. Các văn bản qui phạm pháp luật có đối tượng và phạm vi điểu chỉnh rộng đều được tập huấn đến đối tượng thi hành. Bộ chỉ đạo sâu sát việc kiểm tra thực hiện trong phạm vi cả nước, có chú trọng các địa bàn trọng điểm như các đô thị lớn. Hàng năm có đánh giá việc tổ chức thực hiện. Qua chi đạo tổ chức thực hiện, phát hiện ra những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn cụ thể.