PHÁP LUẬT CỦA NGÀNH XẲY DỤÌVG
2.3.2 Xuát phát từ yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam xã hội chủ nghĩa.
xã hội chủ nghĩa.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộne sản Việt Nam đã khảng định một trong những quan điểm cơ bản nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: "Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời COI trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" [49.131].
Quản lý nhà nước bằng pháp luật là yêu cẩu khách quan của một xã hội văn minh, công bằng, dân chủ, là phương pháp cơ bản đảm bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước. Xây dựng nhà nước pháp quyển hoạt động trên cơ sở pháp luật, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật là xây dựng một nhà nước bảo đảm sự thống trị của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm cho toàn xã hội nghiêm chỉnh chấp hành pháp iuật. Trên cơ sở đó, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo đảm, khấc phục được sự tuỳ tiên, lạm quyền của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Như vậy, công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền ờ nước ta đặt ra những yêu cầu cơ bản sau đây:
M ột là, thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội. Sự
lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử kể từ năm 1930 cho đến nay. Do vậy, việc Hiến pháp hoá vai ữò lãnh đạo của Đảng là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với nguyên vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, đổng thời đây cũng là sự chế ước quyền lãnh đạo của Đảng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật [20.51]. Sự lãnh đạo cua Đảng đối với nhà nước và xã hội được thể hiện thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương chính sách lớn có tính chất định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực trone từng thòi kỳ nhất đinh. Đảng lựa chọn và giới thiệu những Đảng viên ưu tú với các cơ quan nhà nước để qua cơ
Hoàn thiện hệ thống văn bàn quy phạm pháp luật cùa ngành xúy dựng
chế bầu cử, tuyển chọn bố trí vào các công tác ưong các cơ quan nhà nước. Vai trò lãnh đạo của Đảng còn được thực hiện qua hoạt động kiểm tra đối với các Đảng viên, đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Do đó, sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội thực chất là lãnh đạo chính trị, thực hiện quyền lực chính trị của một Đảng cầm quyền. Xây dựng nhà nước pháp quyển Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng, trong đó luôn luôn gắn liền với yêu cầu thực hiên sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội.
Hai là, quyển lực nhà nước thuộc về nhân dân. Xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam không thể không dựa trên cơ sở nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân. Chính việc tuyên bố nguyên tắc này đã khảng định bản chất cuả nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc vể nhân dân đã thể hiện khá rõ nét trong lịch sử lộp hiến ở nước ta (được khẳng định trons các Hiến pháp 1946. 1959, 1980 và 1992).
Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đổng nhân dân các cấp. Quốc hội là cơ quan đại diện quyền ỉực nhàn dân cao nhất, có quyền lập hiến và lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của Quốc gia, quy định tổ chức bộ máy nhà nước, thực hiện quyền 2Ĩám sát tối cao đối vói mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước. Còn ở từns địa phương nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Hội đồng nhàn dân - cơ quan quyển lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Bên cạnh đó, nhân dân còn thực hiện quyền lực của mình một cách trực tiếp thông qua nhiều hình thức khác nhau. Đó là tham gia trực tiếp vào các công việc của các c ơ quan nhà nước, trực tiếp thể hiện ý chí khi có trưng cầu dân ý, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật với các cơ quan nhà nước có thẩm quyển... v.v.
Ba là, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối
hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập tương
Hoán thiện hệ thống vãn bản quy phạm pháp luật cùa ngùnií xảy dựng
đối với nhau theo tính chất và phương thức thực hiện nhưng lại thống nhất với nhau vì đều xuất phát từ "quyền lực thuộc về nhân dân". Có thể nói đây là sự vận dụng sáng tạo, trên cơ sở thừa nhộn những hạt nhân hợp lý của học thuyết phàn quyền vào việc tổ chức bộ máy nhà nước ta. Việc thực hiện nguvên tắc này bảo đảm Ưên thực tế hiệu lực và hiệu quả của nhà nước, chấm dứt tình trạng vô tổ chức, tuỳ tiện, vô chính phủ, bảo đảm thực hiện một nền dân chủ có tổ chức, có kỷ luật. Chính vì thế tại vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: "quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" [49.129].
Xây dựn? nhà nước pháp quyền theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất thuộc về nhân dân đã khảng định bản chất của nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Còn sự phản công rành mạch giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ là vấn đề mang tính kỹ thuật trong tổ chức bộ máy nhà nước để ngăn chặn mọi biểu hiện tuỳ tiện, vô kỷ Luật.
Bốn íà, các cơ quan, tổ chức tôn trọng pháp luật, đặt minh dưới pháp
luật.
Điều nàv được khẳng đinh bởi tính tối cao của pháp luật, trước hết là của Hiến pháp. Hiến pháp là luật gốc và có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp (điều 146 Hiến pháp 1992). Tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị đều phải đặt mình dưới Hiến pháp và các đạo luật. Mọi biểu hiện của chủ nghĩa địa phương cục bộ, tuỳ tiện đều bị xem như đối lập với yêu cầu này của việc xây đựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. M uốn vậy, trước hết nhà nước phải có nãng lực định ra một hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp với những đòi hỏi của thực t ế khách quan, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kình t ế xã hội và quản ỉý mọi
mặt của đời sôhg x ã hội bằng pháp luật. Như Đại hội Đảng lần thứ VII đã
khảng định: nâng cao trình độ của các cơ quan nhà nước về xây dựng pháp luật, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm cho nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật [47.89].
Hoàn thiện hệ thống vủn bản quy phạm pháp luật của ngành xảy dựng
Năm là, m ở rộng và bảo đảm thực hiện các quyền, tự do của công dân.
Nhà nước pháp quyền ỉà nhà nước trong đó con người được đặt vào vị trí trung tâm, là mục tiêu và ỉà giá tri cao nhất. Tất cả pháp luật do nhà nước ban hành đều nhằm mục đích phục vụ con người, bảo vệ con người. Pháp luật nước ta từ Hiến pháp đến các đạo luật đã quy định cho công dân các quyền, tự do rộng rãi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, dây chính là ranh giới hạn ch ế sự tuỳ tiện, lạm quyền của các cơ quan nhà nước trong quá trình hoạt động của mình. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tồn trọng nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiêh và chịu sự giám sát của nhàn dân, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.
Sáu là, tăng cường mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và công dân.
Trong nhà nước pháp quyền mối quan hộ giữa nhà nưốc và cá nhân công dân là mối quan hệ đổng trách nhiệm. Đồng thời với bản chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước iuôn luôn tăng cường trách nhiệm của mình đối với cá nhân công dân. Trách nhiệm của nhà nưóc đối với các cá nhân công đân không chỉ là việc tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiộn và phát huy các quyền đã được Hiến pháp và luật quy định m à còn thể hiện ở sự chịu trách nhiệm pháp lý của mình đối với những quyết định và hành vi sai trái.
Không chỉ nhà nước có trách nhiệm vói công dân m à công dân cũng phải có trách nhiệm với nhà nước, điều này được thể hiện ở điều 51 Hiến pháp 1992: "Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân". Nhà nước bảo đảm các quyền công dân, công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội là m ột trong những quy tắc của nhà nước pháp quyền.
Để đẩy nhanh quá trình xây đựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa phải đáp ứng được những yêu cầu nói trên. Muốn vậy, trước hết phải giải quyết tốt các vấn đề sau:
• • Xây dựng một hộ thống pháp luật hoàn chỉnh, đổng bộ, chất lượng cao. Pháp luật phải được xây dựng kịp thời, phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội. Có cơ chế xây dựng và ban hành pháp luật hợp lý vừa bảo đảm tính nhanh chóng, kịp thời vừa bảo đảm chất lượng của các văn bản pháp luật.
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành xảy cltmg
• Từ đó, có thể thấy rằn? hoàn thiện hệ thống vàn bản quy phạm pháp luật
ngành xây dựng là cần thiết, nhảm góp phần đáp ứng nhữnẹ yêu cầu và đòi hỏi của công cuộc xảy dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam x ã hội chủ nghĩa.
• Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật trong toàn xã hội, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh. Xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật, tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
• Đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp. Trước hết cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp.