6. Cấu trúc đề tài
2.3.2. Hiện trạng khai thác rừng
a. Hiện trạng khai thác
Rừng chiếm một phần lớn diện tích huyện Quỳ Hợp (chiếm trên 50% tổng diện tích tự nhiên của huyện) trong đó phần lớn là diện tích rừng sản xuất, kế đến là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Hình 2.3. Diện tích rừng huyện Qùy Hợp giai đoạn 2009 - 2013
(Nguồn: Xử lý từ số liệu Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quỳ Hợp)
Từxa xƣa, hoạt động của ngƣời dân đã luôn gắn liền với rừng và cho tới nay rừng vẫn mang lại nguồn lợi không hề nhỏ cho ngƣời dân huyện Quỳ Hợp. Theo số liệu thống kê của Sở tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Nghệ An, rừng Quỳ Hợp đƣợc đánh giá là có hệ sinh thái đa dạng, phong phú với nguồn lợi lâm sản lớn, có giá trị cao nhƣ: thịt thú rừng, một số loại cây dƣợc liệu, măng…
Ngoài ra, từ những năm 90 của thế kỉ trƣớc, ngƣời dân đã tiến hành trồng thêm cây keo lai, bạch đàn và cao su. Cây keo dần trở thành thế mạnh, góp phần đƣa ngƣời dân nhiều xã thoát cảnh nghèo. Điển hình là xã Châu Cƣờng, đây là
41
xã có diện tích rừng sản xuất (rừng keo) lớn nhất toàn huyện với tổng diện tích lên tới trên 7.000 ha. Trƣớc năm 1997, xã Châu Cƣờng là điểm nóng về hiện tƣợng khai thác trái phép lâm sản, đốt phá rừng khiến cho phần lớn diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn xã bị tàn phá. Trƣớc thực trạng nói trên, huyện ủy Quỳ Hợp đã ra nghị quyết và triển khai thực hiện đề án cải tạo rừng nghèo kiệt, trong đó chú trọng phát triển diện tích rừng ở địa bàn xã Châu Cƣờng. Ngay sau khi đề án đƣợc triển khai, 100% các xóm ở Châu Cƣờng đã nhận đƣợc đất rừng theo nghị định 163, tiến hành cải tạo diện tích rừng nghèo kiệt. Bằng sự vào cuộc của hệ thống chính quyền và các cơ quan lâm nghiệp nhƣ khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, hạt kiểm lâm, lâm trƣờng Quỳ Hợp, tổng đội thanh niên xung phong, ban quản lý rừng phòng hộ...bà con nhân dân xã Châu Cƣờng đã trồng đƣợc hơn 700harừng mới, góp phần tăng độ che phủ của rừng Châu Cƣờng từ 51% lên 55% trong năm 2010 và 62% năm 2013.
Bên cạnh lợi nhuận từ rừng sản xuất, hầu hết nhân dân các xã có rừng đều thu đƣợc nguồn lợi tƣơng đối cao khác từ việc khai thác một số loại lâm sản nhƣ măng nứa, cây dƣợc liệu... Trung bình vào vụ măng, mỗi hộ gia đình có thu nhập trên 5 triệu đồng từ nguồn lợi này. Trong vụ măng năm 2013, có xã ƣớc đạt khoảng 2 tỷ đồng thu nhập từ măng. Ngoài ra, cây dƣợc liệu cũng là một trong số những loại lâm sản mang lại thu nhập tăng thêm tƣơng đối cao cho nhân dân nhiều xã.
Tuy nhiên, việc lệ thuộc quá nhiều vào rừng cũng nhƣ tập tục canh tác, đốt nƣơng rẫy đã khiến cho nhiều xã có thời gian lâm vào tình trạng điêu đứng vì nạn đốt, phá rừng dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên, thảm thực vật kém phát triển. Đây cũng chính là tiền đề dẫn tới rất nhiều sự cố về môi trƣờng nhƣ sạt lở đất, lũ quét…
Sau khi thực hiện chủ trƣơng giao đất, giao rừng cho nhân dân, trong nhiều năm liên tục diện tích trồng rừng ở Quỳ Hợp đều vƣợt chỉ tiêu: năm 2010 thực hiện đạt 142% so với kế hoạch, năm 2013 trồng 3.492ha đạt 201% so với kế hoạch. Tính đến thời điểm hiện tại, Quỳ Hợp đã hoàn thành đề án cải tạo
42
3.000ha rừng nghèo kiệt thành rừng có giá trị kinh tế cao (giai đoạn 2009 - 2013), trồng vƣợt chỉ tiêu khoảng 500ha.
b. Đánh giá
Đối với một huyện miền núi nhƣ Quỳ Hợp, rừng đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều năm qua, khi trình độ sản xuất cũng nhƣ kĩ thuật canh tác của ngƣời dân đƣợc nâng cao thì lợi ích mang lại từ việc trồng và khai thác tài nguyên rừng cũng tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, do thói quen sống phụ thuộc vào rừng, thói quen canh tác (đốt nƣơng làm rẫy…) nên hiện tƣợng đốt, phá rừng làm nƣơng rẫy, lấy than…vẫn còn phổ biến ở nhiều xã. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều đối tƣợng lợi dụng sự khó khăn trong công tác quản lý để khai thác trái phép lâm sản, làm thất thoát tài nguyên rừng, đe dọa tới sự đa dạng sinh học.
Sau khi thực hiện chủ trƣơng giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình và tổ chức kinh tế, giá trị kinh tế mang lại từ rừng tăng lên không ngừng. Song bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều vƣớng mắc, sai phạm trong công tác quản lý dẫn đến mâu thuẫn giữa ngƣời dân và cơ quan quản lý, gây khó khăn cho việc khai thác, sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng.