Quan điểm

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 62)

6. Cấu trúc đề tài

3.1.1. Quan điểm

+ Phát huy đƣợc tiềm năng, thế mạnh của huyện Quỳ Hợp.

+ Sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

+ Đảm bảo sự thống nhất lợi ích giữa các ngành, các mục tiêu phát triển nhằm tiến tới phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội.

+ Đảm bảo sự gắn kết, mối liên hệ chặt chẽ và phát huy tối đa sức mạnh của nhà nƣớc – chính quyền địa phƣơng – ngƣời dân trong huyện.

+ Bảo vệ và khắc phục hiện trạng môi trƣờng, đảm bảo gắn công tác bảo vệ môi trƣờng với phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.2. Định hướng

Định hƣớng khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế - xã hội của huyện cụ thể nhƣ sau:

Phát triển nông – lâm nghiệp làm nền tảng, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trở thành ngành mũi nhọn đồng thời đẩy mạnh phát triển thƣơng mại – dịch vụ tiến tới nâng cao tỷ trọng ngành thƣơng mại – dịch vụ theo đúng định hƣớng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc.

Đối với phát triển nông – lâm nghiệp, quan trọng nhất là quản lý tài nguyên đất và bảo vệ cũng nhƣ đẩy mạnh tốc độ trồng rừng. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ hơn nữa vấn đề sử dụng và xả thải các loại thuốc bảo vệ thực vật ra môi trƣờng cũng nhƣ công tác phát triển các khu rừng sản xuất. Các cơ quan quản lý cần phối hợp với ngƣời dân trong vùng nhằm quản lý hiệu quả, phát hiện và xử lý nhanh chóng những sai phạm trong khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

56

Về hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản cần áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, cải tiến, sử dụng máy móc hiện đại; đào tạo nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn của đội ngũ công nhân bao gồm cả công nhân khai thác và công nhân công xƣởng chế biến… Các cơ quan quản lý nhà nƣớc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép về bàn giao diện tích và các thủ tục liên quan cũng nhƣ tham mƣu các cơ chế chính sách mới đối với các đơn vị kinh doanh đã đƣợc cấp phép nhằm tạo động lực khuyến khích các đơn vị kinh doanh hoạt động có hiệu quả. Song song với đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải thƣờng xuyên thanh kiểm tra, giám sát các hoạt động của các đơn vị kinh doanh để đƣa ra các quyết định, giải pháp đúng đắn và kịp thời.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải tích cực phối hợp với các đơn vị kinh doanh và ngƣời dân trong huyện trong công tác bảo vệ và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng; xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp gây ô nhiễm môi trƣờng (đặc biệt trong hoạt động khai thác khoáng sản).

3.2. Giải pháp khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên

3.2.1. Giải pháp cơ chế chính sách

Để có thể nâng cao chất lƣợng, hiệu quả quản lý tài nguyên thì việc áp dụng các giải pháp về cơ chế chính sách là tất yếu và rất cần thiết bên cạnh đó cũng cần có một chế tài hợp lý, thống nhất và đủ mạnh để đảm bảo đƣợc tính nghiêm minh của pháp luật. Tôi xin đề ra một số giải pháp về cơ chế chính sách trong việc quản lý khai thác và bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện Quỳ Hợp nhƣ sau:

Thứ nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện cũng nhƣ Sở, Phòng Tài nguyên và môi trƣờng cần có các chính sách thu phí sử dụng tài nguyên khoáng sản, phí môi trƣờng để tạo ngân sách cho khôi phục môi trƣờng sau khi khai thác, chế biến khoáng sản. Đồng thời, để tránh tình trạng chồng chéo trong công tác quản lý thì các quy định cần nêu rõ ràng quyền hạn và chức năng của từng cơ quan

57

quản lý tránh hiện tƣợng xảy ra các xung đột, mâu thuẫn trong việc thi hành nhiệm vụ.

Sau khi tiến hành cấp giấy phép khai thác và hoạt động cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến tài nguyên, trong suốt quá trình khai thác cần thành lập ban chỉ đạo quản lý tài nguyên thiên nhiên, đội kiểm tra liên ngành để phối hợp với các cơ quan, ban ngành có thẩm quyền quản lý nhà nƣớc về tài nguyên thiên nhiên. Một mặt nhằm quản lý các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc quản lý quá trình khai thác nguồn tài nguyên. Mặt khác tiến hành kiểm tra các cơ sở khai thác nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để các trƣờng hợp vi phạm. Hạn chế tối đa các tác hại gây ra cho môi trƣờng và dân cƣ xung quanh khu vực khai thác.

Việc cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở khai thác cần đƣợc quản lý một cách thích hợp. Thắt chặt công tác thẩm định, cấp giấy phép hoạt động khoáng sản tránh cấp giấy phép tràn lan gây ảnh hƣởng tới tài nguyên và môi trƣờng tại khu vực cấp giấy phép. Đảm bảo hiệu quả cao nhất trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Công tác thanh tra kiểm tra cần tiến hành thƣờng xuyên. Xử phạt nghiêm minh những trƣờng hợp vi phạm.

Việc khai thác thổ phỉ của ngƣời dân, sử dụng các phƣơng tiện thô sơ để khai thác trái phép, xả thải trực tiếp ra môi trƣờng cũng là nguyên nhân gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Chính vì thế cần có các chính sách hợp lý, đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép gây ô nhiễm môi trƣờng.

Có chiến lƣợc quy hoạch rõ ràng, cụ thể trong quá trình thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trƣờng do khai thác khoáng sản gây ra.

3.2.2. Giải pháp công nghệ kĩ thuật

Hầu hết các doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đều hoạt động dƣới hình thức tự doanh, quy mô nhỏ lẻ, khai thác khoáng sản phần bề mặt hoặc chỉ ở độ sâu 20 – 30m (rất ít

58

điểm mỏ khai thác tới độ sâu hàng trăm mét). Do đó, các công cụ máy móc đều rất thô sơ, cũ kĩ và không đảm bảo hiệu quả, an toàn lao động cũng nhƣ gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra, hiện tƣợng lạm dụng thuốc nổ trong khai thác khoáng sản (chủ yếu là khai thác đá) diễn ra rất phổ biến và có xu hƣớng gia tăng nhanh chóng. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ đảm bảo an toàn lao động, tránh và giảm thiểu những tác động xấu tới môi trƣờng thì các doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác đổi mới khoa học công nghệ.

Ngoài ra, đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về quản lý tài nguyên và môi trƣờng cũng cần đổi mới công nghệ, áp dụng nhiều công nghệ, kĩ thuật mới vào công tác thăm dò, quản lý tài nguyên thiên nhiên nhƣ: GIS (hệ thống thông tin địa lí), các phần mềm quản trị dành cho khai thác khoáng sản… bởi cách thức quản lý tài nguyên và môi trƣờng của huyện Quỳ Hợp còn rất lạc hậu và hầu nhƣ không đƣợc cải thiện trong nhiều năm qua.

3.2.3. Giải pháp nguồn nhân lực

Thứ nhất, đối với công tác quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu về số lƣợng và yếu về chuyên môn vì vậy cần tổ chức tập huấn, đào tạo nhiều hơn nữa nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý. Cho tới nay, Sở Tài nguyên và môi trƣờng cũng nhƣ Sở Kế hoạch và đầu tƣ đã tiến hành tổ chức khá nhiều chƣơng trình tập huấn cho các cán bộ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài nguyên môi trƣờng song hiệu quả mang lại chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Vì vậy, chƣơng trình tập huấn cần đƣợc chú trọng hơn nữa cả về nội dung và đối tƣợng truyền đạt. Đồng thời thƣờng xuyên cập nhật những công nghệ mới vào công tác quản lý và khai thác (ví dụ: nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý tài nguyên…).

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên, đội ngũ công nhân khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên phần lớn là lao động phổ thông không qua đào tạo (ngoại trừ một số công nhân tham gia chế tác các sản phẩm tinh xảo từ đá, gỗ) do đó năng lực làm việc

59

chƣa cao, tình kỉ luật thấp, khả năng tiếp thu công nghệ kĩ thuật còn hạn chế. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên, các doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo tay nghề cho đội ngũ công nhân. Song song với đó là phổ biến các kiến thức về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng của công nhân.

3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tạo sinh kế cho người dân

Khai thác và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên không phải là hoạt động của một vài cá nhân, tập thể mà cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Do đó cần có các hoạt động tuyên truyền, hƣớng dẫn, giảng dạy các kiến thức cơ bản về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên cho nhiều đối tƣợng đặc biệt là những ngƣời dân ở khu vực có tài nguyên thiên nhiên.Đối với một huyện miền núi với phần không nhỏ dân số là ngƣời dân tộc thiểu số (cơ hội, điều kiên học hỏi, tiếp thu còn hạn chế) thì hoạt động này là hết sức quan trọng và cần thiết.

Ngoài ra, các trƣờng học từ cấp tiểu học, trung học cơ sở tới trung học phổ thông cần tổ chức các hoạt động dã ngoại, các cuộc thi…về chủ đề khai thác, sử dụng và phát triển bền vững khoáng sản để học sinh có thể tiếp cận với kiến thức thực tế cũng nhƣ khuyến khích năng lực tìm tòi, sáng tạo của các em từ đó nâng cao năng lực hiểu biết, góp phần bảo vệ tài nguyên và đào tạo nhân lực quản lý cho tƣơng lai. Đồng thời với đó là lồng ghép những bài học về tài nguyên, môi trƣờng địa phƣơng vào chƣơng trình học của các em nhằm nâng cao hiểu biết của các em về tiềm năng, thế mạnh của huyện cũng nhƣ thực trạng tài nguyên, môi trƣờng của huyện.

Riêng về vấn đề tạo sinh kế cho ngƣời dân: bên cạnh hoạt động giao đất và giao rừng cho nhân dân, cần có chế độ ƣu tiên trong việc tuyển dụng ngƣời dân địa phƣơng vào làm việc tại các doanh nghiệp khai thác, sản xuất tài nguyên thiên nhiên. Điều này vừa góp phần ổn định đời sống ngƣời dân vừa đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân và các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Hoạt động giao đất, giao rừng cho nhân dân là một minh chứng điển hình cho nhận định này: nhờ có chủ trƣơng này mà nạn chặt phá, khai thác rừng bừa bãi đã giảm

60

đáng kể (năm 2005 diện tích rừng bị tàn phá của huyện lên tới 3.000ha tuy nhiên tới năm 2013 con số này đã giảm xuống còn 759 ha).

Song song với hoạt động giao đất, giao rừng và tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, các cơ quan quản lý cần tổ chức các chƣơng trình tập huấn về các phƣơng pháp canh tác, sản xuất và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tổ chức hƣớng dẫn xây dựng và áp dụng các mô hình khai thác, phát triển tài nguyên thiên nhiên.

3.2.5. Giải pháp cho từng loại tài nguyên

a. Tài nguyên khoáng sản

Hiện nay tài nguyên khoáng sản huyện Quỳ Hợp đang đƣợc khai thác với cƣờng độ ngày càng cao, trữ lƣợng liên tục tăng nhƣng đồng thời hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản cũng gây ra không ít tác động tới môi trƣờng huyện Quỳ Hợp. Do đó, cần có những giải pháp thích hợp và tối thiểu hóa các tác động tiêu cực nhằm khắc phục những hậu quả gây ra trƣớc đó. Cụ thể:

+ Nâng cao tỉ lệ thu hồi khoáng sản.

+ Xây dựng hành lang an toàn giữa khu khai thác, chế biến với khu dân cƣ, không để dân cƣ sống xen kẽ trong vùng sản xuất.

+ Từng bƣớc cải tiến, thay thế máy móc cũ, gây ô nhiễm môi trƣờng bằng các công nghệ mới.

+ Khai thác đến đâu phục hồi lại môi trƣờng ngay đến đó, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng do tác động tiêu cực của hoạt động khai thác.

+ Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trƣờng: Xây dựng hệ thống kênh mƣơng để thu gom nƣớc mƣa chảy tràn nhằm giảm tình trạng mƣa to kéo theo lƣợng bùn, chất thải… xuống các vùng canh tác gây ảnh hƣởng tới năng suất cây trồng, ô nhiễm môi trƣờng đất;Cải tạo, mở rộng thêm diện tích các bãi thải nhằm tránh tình trạng lan tràn chất thải ảnh hƣởng tới các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của khu dân cƣ (do tài nguyên khoáng sản thƣờng nằm sâu dƣới lòng đất và nằm ở khu vực có địa hình cao); Tiến hành xây dựng các khu hồ chứa bùn thải hạn chế tình trạng thải bùn trực tiếp ra ngoài khu vực sông, suối, diện tích đất canh tác của ngƣời dân; Trồng nhiều cây trên bề mặt các bãi thải để giảm thiểu

61

tình trạng xói mòn đất; Sƣờn bãi thải nên hình thành các bậc thang, xây kè chống sạt lở ở chân bãi thải…

b. Tài nguyên rừng

+ Thực hiện nhanh công tác giao đất, giao rừng cho ngƣời dân nhằm góp phần cải thiện đời sống ngƣời dân và bảo vệ tài nguyên rừng.

+ Tổ chức tập huấn cho ngƣời dân để áp dụng các mô hình thích hợp nhƣ kết hợp trồng rừng với trồng các loại cây thƣơng phẩm, kết hợp trồng rừng với chăn nuôi… Đồng thời, chuyển giao cho ngƣời dân những kĩ thuật, công nghệ phù hợp và cần thiết cho từng mô hình…

+ Nghiên cứu, tìm tòi và tiến hành gieo trồng những giống cây vừa có giá trị kinh tế vừa có tác dụng bảo vệ môi trƣờng.

+ Phối hợp với ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù huống để tiến hành nghiên cứu, điều tra hiện trạng phát triển một số loại động thực vật quý hiếm cũng nhƣ môi trƣờng nuôi, gìn giữ cho loài phát triển.

+ Để áp dụng mô hình Đồng quản lý vào khai thác và quản lý tài nguyên rừng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần tin tƣởng vào ngƣời dân, ban hành các văn bản pháp lý đảm bảo quyền lợi khai thác hợp lý lợi ích từ rừng trong khuôn khổ pháp luật cho phép từ đó góp phần giảm thiểu các tình trạng khai thác lâm sản trái phép, phá rừng bừa bãi… đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện chất lƣợng sống cho ngƣời dân.

3.3. Xây dựng một số chỉ tiêu phát triển bền vững huyện Quỳ Hợp

3.3.1. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu phát triển bền vững huyện Quỳ Hợp

+ Phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh.

+ Phù hợp với tình hình, trình độ và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Quỳ Hợp.

+ Bộ chỉ tiêu phải phù hợp với thông lệ cả nƣớc và có khả năng áp dụng cao (đảm bảo tính khả thi).

62

3.3.2. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững huyện Quỳ Hợp

Căn cứ vào Quyết định số 2157/QĐ – TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phƣơng giai đoạn 2013 – 2020 kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia, tham khảo các đề tài, dự án, nghiên cứu có liên quan, khóa luận đƣa ra bộ chỉ tiêu phát triển bền vững huyện Quỳ Hợp nhƣ sau:

Bảng 3.1. Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vữnghuyện Quỳ Hợp

Vấn đề Chỉ tiêu ĐVT Ghi chú

Kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế %

Tỷ lệ vốn ĐTPT trên địa bàn so với tổng sản phẩm % Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (Hệ số ICOR) Hệ số

Năng suất lao động xã hội Triệu đồng/LĐ

Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn % Diện tích tài nguyên đƣợc bảo vệ và duy trì Nghìn ha

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)