Giải pháp cho từng loại tài nguyên

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 67)

6. Cấu trúc đề tài

3.2.5. Giải pháp cho từng loại tài nguyên

a. Tài nguyên khoáng sản

Hiện nay tài nguyên khoáng sản huyện Quỳ Hợp đang đƣợc khai thác với cƣờng độ ngày càng cao, trữ lƣợng liên tục tăng nhƣng đồng thời hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản cũng gây ra không ít tác động tới môi trƣờng huyện Quỳ Hợp. Do đó, cần có những giải pháp thích hợp và tối thiểu hóa các tác động tiêu cực nhằm khắc phục những hậu quả gây ra trƣớc đó. Cụ thể:

+ Nâng cao tỉ lệ thu hồi khoáng sản.

+ Xây dựng hành lang an toàn giữa khu khai thác, chế biến với khu dân cƣ, không để dân cƣ sống xen kẽ trong vùng sản xuất.

+ Từng bƣớc cải tiến, thay thế máy móc cũ, gây ô nhiễm môi trƣờng bằng các công nghệ mới.

+ Khai thác đến đâu phục hồi lại môi trƣờng ngay đến đó, khắc phục ô nhiễm môi trƣờng do tác động tiêu cực của hoạt động khai thác.

+ Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trƣờng: Xây dựng hệ thống kênh mƣơng để thu gom nƣớc mƣa chảy tràn nhằm giảm tình trạng mƣa to kéo theo lƣợng bùn, chất thải… xuống các vùng canh tác gây ảnh hƣởng tới năng suất cây trồng, ô nhiễm môi trƣờng đất;Cải tạo, mở rộng thêm diện tích các bãi thải nhằm tránh tình trạng lan tràn chất thải ảnh hƣởng tới các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của khu dân cƣ (do tài nguyên khoáng sản thƣờng nằm sâu dƣới lòng đất và nằm ở khu vực có địa hình cao); Tiến hành xây dựng các khu hồ chứa bùn thải hạn chế tình trạng thải bùn trực tiếp ra ngoài khu vực sông, suối, diện tích đất canh tác của ngƣời dân; Trồng nhiều cây trên bề mặt các bãi thải để giảm thiểu

61

tình trạng xói mòn đất; Sƣờn bãi thải nên hình thành các bậc thang, xây kè chống sạt lở ở chân bãi thải…

b. Tài nguyên rừng

+ Thực hiện nhanh công tác giao đất, giao rừng cho ngƣời dân nhằm góp phần cải thiện đời sống ngƣời dân và bảo vệ tài nguyên rừng.

+ Tổ chức tập huấn cho ngƣời dân để áp dụng các mô hình thích hợp nhƣ kết hợp trồng rừng với trồng các loại cây thƣơng phẩm, kết hợp trồng rừng với chăn nuôi… Đồng thời, chuyển giao cho ngƣời dân những kĩ thuật, công nghệ phù hợp và cần thiết cho từng mô hình…

+ Nghiên cứu, tìm tòi và tiến hành gieo trồng những giống cây vừa có giá trị kinh tế vừa có tác dụng bảo vệ môi trƣờng.

+ Phối hợp với ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù huống để tiến hành nghiên cứu, điều tra hiện trạng phát triển một số loại động thực vật quý hiếm cũng nhƣ môi trƣờng nuôi, gìn giữ cho loài phát triển.

+ Để áp dụng mô hình Đồng quản lý vào khai thác và quản lý tài nguyên rừng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần tin tƣởng vào ngƣời dân, ban hành các văn bản pháp lý đảm bảo quyền lợi khai thác hợp lý lợi ích từ rừng trong khuôn khổ pháp luật cho phép từ đó góp phần giảm thiểu các tình trạng khai thác lâm sản trái phép, phá rừng bừa bãi… đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện chất lƣợng sống cho ngƣời dân.

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)