6. Cấu trúc đề tài
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí đia lí
Quỳ Hợp là huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, đƣợc thành lập từ năm 1963 trên cơ sở tách 10 xã: Châu Quang, Châu Thành, Châu Hồng, Châu Lộc, Châu Thái, Châu Sơn, Châu Cƣờng, Châu Lý, Châu Đình, Châu Yên thuộc huyện Quỳ Châu và 3 xã: Tam Hợp, Nghĩa Xuân, Nghĩa Sơn thuộc huyện Nghĩa Đàn. Phía bắc giáp huyện Quỳ Châu, phía nam giáp huyện Tân Kỳ và Anh Sơn, phía đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía tây giáp huyện Con Cuông. Huyện bao gồm một thị trấn và 20 xã. Trung tâm kinh tế - chính trị của huyện là thị trấn Quỳ Hợp, cách thành phố Vinh 120km theo quốc lộ 48 và quốc lộ 1A, cách huyện Nghĩa Đàn 40km theo quốc lộ 48, cách Lào 150km theo quốc lộ 48 và quốc lộ 7.
Quỳ Hợp đƣợc đánh giá là huyện có trình độ dân trí chƣa cao, nền kinh tế xuất phát ở trình độ thấp và không nằm ở vị trí thuận lợi cho các hoạt động giao lƣu kinh tế - xã hội nhƣ nhiều huyện khác của tỉnh Nghệ An, song đổi lại, Quỳ Hợp lại đƣợc thiên nhiên ƣu ái ban tặng nhiều loại khoáng sản quý hiếm nhƣ: đá hoa cƣơng, đá quý (rubi, safia, spanner…)và đây cũng là một trong những huyện đƣợc UNESCO đƣa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Đây chính là những tiềm năng, lợi thế để huyện Quỳ Hợp phát triển nền kinh tế tƣơng đối toàn diện cả về nông – lâm nghiệp, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại – dịch vụ. Tuy nhiên, để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng lại không hề đơn giản. Vì vậy cần phải có nghiên cứu cụ thể để từ đó đƣa ra các chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn và phù hợp với tình hình chung của huyện.
24
b. Địa hình, địa mạo
Huyện Quỳ Hợp nằm ở phía Tây Bắc Nghệ An – là vùng núi cao, địa hình chủ yếu là núi đất, núi đá vôi xen lẫn các đồi cây, đặc biệt phía Đông Nam và Tây Nam của huyện còn bị chia cắt bởi nhiều khe, suối.
Quỳ Hợp có nhiều đỉnh núi cao đồ sộ nhƣ Pù Huống, Pù Khạng (cao trên 1000m)… Bên cạnh đó, quá trình kiến tạo địa chất còn ban tặng cho huyện khá nhiều hang động đẹp mắt có giá trị về lịch sử và du lịch nhƣ: hang động Mƣờng Ham, hang Làng Còn, hang Pựng Pang – Nang Ni…
c. Sông suối, thủy văn
Huyện Quỳ Hợp là nơi bắt nguồn của một số con sông nhƣ sông Nậm Tôn, Nậm Huống (hai nhánh sông này hợp nhau tại xã Châu Quang và chảy ra sông Dinh qua địa phận huyện Nghĩa Đàn). Ngoài ra, đây cũng là nơi tập trung của nhiều khe, suối ngắn và hẹp với độ dốc tƣơng đối cao nhƣ: suối Bắc, suối Nậm Huống, khe Đá, khe Riếng…
Các dòng suối và khe ở đây tƣơng đối ngắn và dốc, lƣu lƣợng nƣớc không lớn song rất dễ thay đổi, đặc biệt vào mùa mƣa lũ nƣớc thƣờng dâng nhanh và chảy xiết rất nguy hiểm.
Cho tới nay, toàn huyện có 46 đập và hồ lớn nhỏ với diện tích nƣớc mặt khoảng 200ha, đảm bảo cho hầu hết các địa phƣơng trên địa bàn huyện Quỳ Hợp chủ động đƣợc nguồn nƣớc sạch và tƣới tiêu.