6. Cấu trúc đề tài
2.6.2. Công tác quản lý
Thời gian gần đây, Quỳ Hợp đã có những thay đổi tích cực trong công tác quản lý khoáng sản và đã tạo đƣợc nhiều chuyển biến rõ nét. Trong những năm qua (2009, 2010, 2011, 2012) và đầu năm 2013, UBND tỉnh đã thành lập đoàn công tác số 163, do Công an tỉnh Nghệ An chủ trì (đủ lực lƣợng, phƣơng tiện, điều kiện và thời gian) để chuyên kiểm tra, xử lý những trƣờng hợp vi phạm pháp luật về khoáng sản, môi trƣờng nhất là khai thác khoáng sản trái phép... Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 117/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Môi trƣờng, ngày 6/6/2013, UBND huyện đã có Công văn
53
số 291 gửi Sở TN&MT, UBND tỉnh đƣa 7 mỏ quặng thiếc đầu nguồn vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, để áp dụng biện pháp tạm đình chỉ sản xuất đối với nhiều doanh nghiệp.
Đồng thời, UBND huyện Quỳ Hợp đã và đang phối hợp với Sở TN&MT lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Nghệ An thu hồi giấy phép khai thác đối với những doanh nghiệp cố tình vi phạm hoặc tái phạm nhiều lần.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên tại huyện Quỳ Hợp. Cụ thể nhƣ sau:
Công tác ban hành văn bản, quản lý và lƣu trữ hồ sơ, thanh, kiểm tra, phổ biến pháp luật cũng nhƣ chấp hành Luật Khoáng sản chƣa tốt.
Một số mỏ đƣợc cấp giấy phép khai thác là đá xây dựng nhƣng thực chất lại khai thác sản phẩm đá trắng, đá block, đá xẻ trang trí (thậm chí có mỏ giấy phép là khai thác đá xây dựng nhƣng lại khai thác thiếc…). Nhƣ trong tổng số 95 điểm mỏ khai thác thác đá cấp phép tại huyện Quỳ Hợp thì chỉ có 4 điểm của 4 công ty: Đoàn địa chất 6, Công ty TNHH thƣơng mại Lam Hồng, Công ty khoáng sản Nghệ An và Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh cấp phép khai thác đá trắng; 2 điểm của 2 Công ty CP Hồng Mạnh và Công ty TNHH Long Vũ là có giấy phép khai thác đá vôi trắng, số còn lại đang khai thác chế biến đá trắng nhƣng giấy phép là khai thác đá xây dựng. Đây là điểm bất cập cần thiết phải đƣợc xử lý nhanh chóng để đảm bảo tính minh bạch và thuân tiện hơn trong công tác quản lý.
Một số giấy phép hoạt động khoáng sản đang còn hiệu lực do UBND tỉnh cấp chƣa đúng theo quy định hiện hành. Số lƣợng giấy phép cấp quá nhiều, trong khi chƣa biết chủ doanh nghiệp khai thác là ai (thậm chí trên thực tế nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực hoạt động khai thác mà vẫn xin cấp để lấy phần) trong khi đó các nhà đầu tƣ có năng lực lại không thể tìm đƣợc mỏ có chất lƣợng để đầu tƣ. Trong năm 2013, các ngành chức năng đã kiểm tra và qua đó đã phát hiện 90 trƣờng hợp vi phạm; lập biên bản và đình chỉ hoạt động 80 cơ sở (trong đó có 10 doanh nghiệp không thực hiện đúng quy trình khai thác); tạm
54
giữ 49 phƣơng tiện, công cụ phục vụ khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 60,5 tấn thiếc thỏi xuất khẩu, 2.548 kg quặng thiếc, 1.519 kg đá chứa quặng và 0,8 kg vàng; truy thu vào ngân sách 8,9 tỷ đồng thuế tài nguyên.
Các doanh nghiệp nhà nƣớc và công ty liên doanh khai thác khoáng sản trong huyện sản xuất tƣơng đối ổn định và chấp hành khá tốt các quy định của pháp luật tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty TNHH không tuân thủ đầy đủ các quy định trong giấy phép khai thác, công nghệ và thiết bị máy móc khai thác lạc hậu, dẫn đến việc khai thác không theo thiết kế đƣợc phê duyệt hoặc thậm chí không có thiết kế nên tận thu sản phẩm kém, không tuân thủ quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn khai thác mỏ dẫn tới nguy cơ mất an toàn lao động.
Qua đánh giá, mô hình quản lý tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng của huyện Quỳ Hợp hiện nay vẫn còn có nhiều lỗ hổng và cần đƣợc điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của huyện.
55
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN QUỲ HỢP