Hiện trạng khai thác khoáng sản

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 43)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.1. Hiện trạng khai thác khoáng sản

a. Khai thác quặng

Hiện nay, phần lớn hoạt động khai thác quặng thiếc và đồng trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đều do Công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh đảm nhiệm. Công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh hiện đang tiến hành khai thác 5 trong số 7 mỏ quặng thiếc của huyện. Từ khi chính thức đi vào sản xuất đến nay, Công ty đã sản xuất đƣợc trên 10 nghìn tấn thiếc thỏi xuất khẩu. Thị trƣờng tiêu thụ chính vẫn là các nƣớc Châu Âu và một số nƣớc Châu Á. Giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2012,

37

bình quân mỗi năm Công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh sản xuất đƣợc khoảng 550 tấn thiếc thỏi và nhiều sản phẩm khác. Trong năm 2013, tính trên toàn huyện Quỳ Hợp đã có khoảng 1.135 nghìn m³ đất đá quặng thiếc đƣợc bóc xúc (tăng khoảng 9,2% so với năm 2012); Sản xuất đƣợc 598 tấn thiếc kim loại (thiếc thỏi thành phẩm) đạt giá trị 54.517 triệu đồng (giảm 3,2% so với năm 2012 do giá thiếc thành phẩm giảm tƣơng đối nhiều so với cuối năm 2012 mặc dù khối lƣợng sản xuất cao hơn năm 2012). (Nguồn: Phòng Công thương huyện Quỳ Hợp, năm 2013).

Dƣới đây là bảng tổng kết trữ lƣợng khai thác thiếc thống kê tới ngày 31 tháng 12 năm 2013.

Bảng 2.2. Trữ lƣợng khai thác thiếc chi tiết theo từng điểm mỏ tới năm 2013

STT Địa điểm Trữ lƣợng đã khai thác đến tháng 12/2013 Trữ lƣợng còn lại đến tháng 12/2013 Đất quặng (m3) Trữ lƣợng SnO2 (tấn) Đất mặt (1000 m³) Đất quặng (m3) Trữ lƣợng SnO2(tấn) Đất mặt (1000 m³) 1 Bản Poong 3886,41 2559,67 13272,93 357,97 273,58 171,6 2 Bản Mới 1350 853,33 1470 1054,61 686,36 1132,7 3 Bản Hạt 233,59 152,5 178,07 967,33 663,54 1999,8 4 Bản Cô 1094228 757,5 277815 2230,17 1539,58 308,9 5 Châu Cƣờng 202020 21838 179973 274,38 145,69 480,0 Tổng 1301717 6461 472709 4884,45 3308,75 4093,00

(Nguồn:Công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh)

Từ bảng trên có thể thấy trữ lƣợng quặng khai thác qua những năm qua rất lớn song giá trị kinh tế mà hoạt động này mang lại lại chƣa tƣơng xứng với trữ lƣợng khai thác. Điều này cho thấy hoạt động khai thác, chế biến quặng thiếc trên địa bàn huyện Quỳ Hợp chƣa đạt hiệu quả cao, gây thất thoát tài nguyên. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình phát triển

38

kinh tế của huyện trong tƣơng lai bởi nền kinh tế của huyện đang dựa chủ yếu vào các hoạt động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (chủ yếu là từ hoạt động khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên cụ thể là tài nguyên rừng và khoáng sản: quặng thiếc và đá).

Ngoài ra từ năm 2009, công ty Kim loại màu Nghệ Tĩnh phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trƣờng huyện Quỳ Hợp đã tiến hành thăm dò mỏ đồng sinh quyển thuộc địa bàn xã Châu Tiến. Năm 2013 chính thức khai thác mỏ đồng với khối lƣợng đất bóc xúc đạt trên 1 triệu m³. Đây có thể đƣợc đánh giá là bƣớc đi mới của huyện trong bối cảnh tài nguyên đang dần suy kiệt đe dọa tới sự phát triển nền kinh tế huyện Quỳ Hợp.

b. Khai thác đá

Huyện Quỳ Hợp có khoảng trên 250 cơ sở khai thác và chế biến đá vẫn đang trong quá trình hoạt động. Phần lớn các mỏ đá là các mỏ tự phát, tập trƣơng chủ yếu tại các xã Yên Hợp, Thọ Hợp, Tam Hợp, Châu Lộc (có tới 19 mỏ), Châu Quang…

Hằng năm các Công ty, doanh nghiệp khai thác, chế biến đá trên địa bàn huyện Quỳ Hợp khai thác khoảng trên 400.000 m³ đá, cung cấp cho thị trƣờng trên 600.000 m² đá ốp lát, 7.500 tấn bột đá siêu mịn. Đá trắng Quỳ Hợp là mặt hàng xuất khẩu có giá trị sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan. Kim ngạch xuất khẩu hai năm 2006-2007 đạt 125.668 tấn với tổng trị giá 18.556.905 USD.

Ngoài ra, các doanh nghiệp chế tác đá trên địa bàn huyện cũng đƣợc đánh giá là có chuyên môn và năng lực cao trong việc chế tác các sản phẩm từ đá nhƣ tƣợng, đồ trang trí… có giá trị và chất lƣợng cao.

39

Bảng 2.3. Danh sách các mỏ khai thác đá và các xí nghiệp chế biến đá trên địa bàn huyện Quỳ Hợp năm 2013

Địa điểm Số mỏ, xí nghiệp Địa điểm Số mỏ, xí nghiệp

TT Quỳ Hợp 9 Xã Châu Thành 18

Xã Châu Quang 15 Xã Yên Hợp 14

Xã Châu Hồng 22 Xã Liên Hợp 16

Xã Châu Cƣờng 24 Xã Minh Hợp 13

Xã Thọ Hợp 16 Xã Nam Sơn 14

Xã Tam Hợp 17 Xã Hạ Sơn 12

Xã Châu Lộc 14 Xã Bắc Sơn 15

Xã Châu Tiến 15 Xã Châu Lý 16

(Nguồn: Phòng Công thương huyện Quỳ Hợp) c. Đánh giá

Hoạt động khai thác khoáng sản đem lại nguồn lợi không hề nhỏ cho các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản nói riêng cũng nhƣ sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung. Tuy nhiên, hoạt động khai thác trên địa bàn huyện Quỳ Hợp vẫn còn rất nhiều bất cập: khai thác chui dƣới hình thức tự phát, quy mô nhỏ lẻ kém hiệu quả… dẫn tới tình trạng thất thoát gây lãng phí tài nguyên. Bên cạnh đó, có thể thấy rõ đa số các doanh nghiệp tại Quỳ Hợp đều tập trung khai thác những loại khoảng sản có giá trị trên thị trƣờng,song việc khai thác không có tổ chức, sử dụng mìn buồng, nổ ốp (trong khai thác đá). Hoặc khai thác dạng hàm ếch, giếng (khai thác thiếc) dẫn đến nguy cơ mất an toàn lao động, gây thất thoát lớn tài nguyên khoáng sản. Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Nghệ An, hiện nay việc khai thác trái phép đều xảy ra ở hầu hết trên địa bàn các xã có khoáng sản, tập trung vào

40

những loại khoáng sản có giá trị trên thị trƣờng nhƣ vàng, thiếc, đá vôi trắng, đá xây dựng, cát sỏi…

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)