0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Giải pháp nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN (Trang 65 -65 )

6. Cấu trúc đề tài

3.2.3. Giải pháp nguồn nhân lực

Thứ nhất, đối với công tác quản lý, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu về số

lƣợng và yếu về chuyên môn vì vậy cần tổ chức tập huấn, đào tạo nhiều hơn nữa

nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ quản lý. Cho tới nay, Sở Tài

nguyên và môi trƣờng cũng nhƣ Sở Kế hoạch và đầu tƣ đã tiến hành tổ chức khá

nhiều chƣơng trình tập huấn cho các cán bộ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài

nguyên môi trƣờng song hiệu quả mang lại chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Vì vậy,

chƣơng trình tập huấn cần đƣợc chú trọng hơn nữa cả về nội dung và đối tƣợng

truyền đạt. Đồng thời thƣờng xuyên cập nhật những công nghệ mới vào công tác

quản lý và khai thác (ví dụ: nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý tài

nguyên…).

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác, chế biến

tài nguyên thiên nhiên, đội ngũ công nhân khai thác, chế biến tài nguyên thiên

nhiên phần lớn là lao động phổ thông không qua đào tạo (ngoại trừ một số công

nhân tham gia chế tác các sản phẩm tinh xảo từ đá, gỗ) do đó năng lực làm việc

59

chƣa cao, tình kỉ luật thấp, khả năng tiếp thu công nghệ kĩ thuật còn hạn chế. Vì

vậy, để nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên, các doanh

nghiệp phải tiến hành đào tạo tay nghề cho đội ngũ công nhân. Song song với đó

là phổ biến các kiến thức về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng nhằm

nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng của công nhân.

3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tạo sinh kế cho người dân

Khai thác và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên không phải là hoạt

động của một vài cá nhân, tập thể mà cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Do

đó cần có các hoạt động tuyên truyền, hƣớng dẫn, giảng dạy các kiến thức cơ

bản về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên cho nhiều đối tƣợng đặc biệt là

những ngƣời dân ở khu vực có tài nguyên thiên nhiên.Đối với một huyện miền

núi với phần không nhỏ dân số là ngƣời dân tộc thiểu số (cơ hội, điều kiên học

hỏi, tiếp thu còn hạn chế) thì hoạt động này là hết sức quan trọng và cần thiết.

Ngoài ra, các trƣờng học từ cấp tiểu học, trung học cơ sở tới trung học

phổ thông cần tổ chức các hoạt động dã ngoại, các cuộc thi…về chủ đề khai

thác, sử dụng và phát triển bền vững khoáng sản để học sinh có thể tiếp cận với

kiến thức thực tế cũng nhƣ khuyến khích năng lực tìm tòi, sáng tạo của các em

từ đó nâng cao năng lực hiểu biết, góp phần bảo vệ tài nguyên và đào tạo nhân

lực quản lý cho tƣơng lai. Đồng thời với đó là lồng ghép những bài học về tài

nguyên, môi trƣờng địa phƣơng vào chƣơng trình học của các em nhằm nâng

cao hiểu biết của các em về tiềm năng, thế mạnh của huyện cũng nhƣ thực trạng

tài nguyên, môi trƣờng của huyện.

Riêng về vấn đề tạo sinh kế cho ngƣời dân: bên cạnh hoạt động giao đất

và giao rừng cho nhân dân, cần có chế độ ƣu tiên trong việc tuyển dụng ngƣời

dân địa phƣơng vào làm việc tại các doanh nghiệp khai thác, sản xuất tài nguyên

thiên nhiên. Điều này vừa góp phần ổn định đời sống ngƣời dân vừa đảm bảo

mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân và các cơ quan quản lý nhà nƣớc. Hoạt động

giao đất, giao rừng cho nhân dân là một minh chứng điển hình cho nhận định

này: nhờ có chủ trƣơng này mà nạn chặt phá, khai thác rừng bừa bãi đã giảm

60

đáng kể (năm 2005 diện tích rừng bị tàn phá của huyện lên tới 3.000ha tuy nhiên

tới năm 2013 con số này đã giảm xuống còn 759 ha).

Song song với hoạt động giao đất, giao rừng và tạo công ăn việc làm cho ngƣời

dân, các cơ quan quản lý cần tổ chức các chƣơng trình tập huấn về các phƣơng

pháp canh tác, sản xuất và khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tổ chức

hƣớng dẫn xây dựng và áp dụng các mô hình khai thác, phát triển tài nguyên

thiên nhiên.

3.2.5. Giải pháp cho từng loại tài nguyên

a. Tài nguyên khoáng sản

Hiện nay tài nguyên khoáng sản huyện Quỳ Hợp đang đƣợc khai thác với

cƣờng độ ngày càng cao, trữ lƣợng liên tục tăng nhƣng đồng thời hoạt động khai

thác, chế biến khoáng sản cũng gây ra không ít tác động tới môi trƣờng huyện

Quỳ Hợp. Do đó, cần có những giải pháp thích hợp và tối thiểu hóa các tác động

tiêu cực nhằm khắc phục những hậu quả gây ra trƣớc đó. Cụ thể:

+ Nâng cao tỉ lệ thu hồi khoáng sản.

+ Xây dựng hành lang an toàn giữa khu khai thác, chế biến với khu dân

cƣ, không để dân cƣ sống xen kẽ trong vùng sản xuất.

+ Từng bƣớc cải tiến, thay thế máy móc cũ, gây ô nhiễm môi trƣờng bằng

các công nghệ mới.

+ Khai thác đến đâu phục hồi lại môi trƣờng ngay đến đó, khắc phục ô

nhiễm môi trƣờng do tác động tiêu cực của hoạt động khai thác.

+ Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trƣờng: Xây dựng hệ thống kênh

mƣơng để thu gom nƣớc mƣa chảy tràn nhằm giảm tình trạng mƣa to kéo theo

lƣợng bùn, chất thải… xuống các vùng canh tác gây ảnh hƣởng tới năng suất cây

trồng, ô nhiễm môi trƣờng đất;Cải tạo, mở rộng thêm diện tích các bãi thải nhằm

tránh tình trạng lan tràn chất thải ảnh hƣởng tới các hoạt động sản xuất và sinh

hoạt của khu dân cƣ (do tài nguyên khoáng sản thƣờng nằm sâu dƣới lòng đất và

nằm ở khu vực có địa hình cao); Tiến hành xây dựng các khu hồ chứa bùn thải

hạn chế tình trạng thải bùn trực tiếp ra ngoài khu vực sông, suối, diện tích đất

canh tác của ngƣời dân; Trồng nhiều cây trên bề mặt các bãi thải để giảm thiểu

61

tình trạng xói mòn đất; Sƣờn bãi thải nên hình thành các bậc thang, xây kè

chống sạt lở ở chân bãi thải…

b. Tài nguyên rừng

+ Thực hiện nhanh công tác giao đất, giao rừng cho ngƣời dân nhằm góp

phần cải thiện đời sống ngƣời dân và bảo vệ tài nguyên rừng.

+ Tổ chức tập huấn cho ngƣời dân để áp dụng các mô hình thích hợp nhƣ

kết hợp trồng rừng với trồng các loại cây thƣơng phẩm, kết hợp trồng rừng với

chăn nuôi… Đồng thời, chuyển giao cho ngƣời dân những kĩ thuật, công nghệ

phù hợp và cần thiết cho từng mô hình…

+ Nghiên cứu, tìm tòi và tiến hành gieo trồng những giống cây vừa có giá

trị kinh tế vừa có tác dụng bảo vệ môi trƣờng.

+ Phối hợp với ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An,

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù huống để tiến hành nghiên cứu, điều tra hiện trạng

phát triển một số loại động thực vật quý hiếm cũng nhƣ môi trƣờng nuôi, gìn giữ

cho loài phát triển.

+ Để áp dụng mô hình Đồng quản lý vào khai thác và quản lý tài nguyên

rừng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần tin tƣởng vào ngƣời dân, ban hành các

văn bản pháp lý đảm bảo quyền lợi khai thác hợp lý lợi ích từ rừng trong khuôn

khổ pháp luật cho phép từ đó góp phần giảm thiểu các tình trạng khai thác lâm

sản trái phép, phá rừng bừa bãi… đồng thời nâng cao thu nhập, cải thiện chất

lƣợng sống cho ngƣời dân.

3.3. Xây dựng một số chỉ tiêu phát triển bền vững huyện Quỳ Hợp

3.3.1. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu phát triển bền vững huyện Quỳ Hợp

+ Phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh.

+ Phù hợp với tình hình, trình độ và đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội

huyện Quỳ Hợp.


+ Bộ chỉ tiêu phải phù hợp với thông lệ cả nƣớc và có khả năng áp dụng

cao (đảm bảo tính khả thi).

62

3.3.2. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững huyện Quỳ Hợp

Căn cứ vào Quyết định số 2157/QĐ – TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013

của Thủ tƣớng Chính phủ về Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững

địa phƣơng giai đoạn 2013 – 2020 kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia,

tham khảo các đề tài, dự án, nghiên cứu có liên quan, khóa luận đƣa ra bộ chỉ

tiêu phát triển bền vững huyện Quỳ Hợp nhƣ sau:

Bảng 3.1. Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vữnghuyện Quỳ Hợp

Vấn đề Chỉ tiêu ĐVT Ghi chú

Kinh tế

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế %

Tỷ lệ vốn ĐTPT trên địa bàn so với tổng sản phẩm %

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ (Hệ số ICOR) Hệ số

Năng suất lao động xã hội

Triệu đồng/LĐ

Tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn %

Diện tích tài nguyên đƣợc bảo vệ và duy trì Nghìn ha

Xã hội

Tỷ lệ hộ nghèo %

Tỷ lệ thất nghiệp %

Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo %

Tỷ lệ ngƣời dân đóng BHXH, BHTN, BHYT %

Tỷ lệ chi ngân sách địa phƣơng cho hoạt động VH - TT %

Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông đúng độ tuổi %

Tài

nguyên

môi

trƣờng

Tỷ lệ dân số đƣợc sử dụng nƣớc sạch %

Tỷ lệ diện tích đất đƣợc bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học %

Diện tích đất bị thoái hóa ha

Tỷ lệ che phủ rừng %

Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý %

Số vụ thiên tai và mức độ thiệt hại

Vụ, Triệu đồng

Tỷ lệ các DA khai thác KS đƣợc phục hồi về MT %

Số dự án xây dựng theo cơ chế phát triển sạch-CDM Dự án

63

3.4. Mô hình khai thác và quản lý tài nguyên thiên nhiên huyện Quỳ Hợp

3.4.1. Mô hình quản lý

Nối tiếp chủ trƣơng đúng đắn về giao đất, giao rừng cho nhân dân của

Đảng và Nhà nƣớc, tôi xin đề xuất mô hình Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên

mà cụ thể ở đây là đồng quản lý tài nguyên rừng.

 Mục tiêu:

+ Giảm thiểu mâu thuẫn giữa cơ quan quản lý và một bộ phận ngƣời dân.

+ Quản lý sát sao, chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa nguồn tài nguyên rừng.

+ Công nhận vai trò của ngƣời dân và tạo điều kiện phát triển kinh tế,

nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân địa phƣơng.

+Góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về tầm quan trọng và lợi

ích của tài nguyên rừng từ đó khơi dậy ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên

rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung.

+ Đảm bảo quyền dân chủ trong nhân dân (tài nguyên thiên nhiên thuộc

sở hữu toàn dân).


+ Giảm bớt gánh nặng cho bộ máy nhà nƣớc.

 Hành động cụ thể:

+ Bƣớc 1: Tiến hành khảo sát, điều tra toàn diện về tài nguyên rừng (về

trữ lƣợng, chất lƣợng, phân bố và đặc trƣng).

+ Bƣớc 2: Thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao ý thức về

tài nguyên, tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là tài nguyên rừng), các nguồn lợi

lâm sản có thể thu đƣợc từ rừng và quan trọng nhất là nghĩa vụ bảo vệ rừng cùng

một số giải pháp góp phần quản lý, bảo vệ rừng.

+ Bƣớc 3: Giao rừng cho nhân dân đồng quản lý và khai thác những

nguồn lợi đƣợc phép khai thác.

+ Bƣớc 4: Kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, quản lý tài nguyên

rừng của ngƣời dân (chú trọng tới các tiêu chí: đối tƣợng rừng đƣợc phép đƣa

64

vào khai thác, phƣơng thức khai thác, luân kì khai thác, cƣờng độ khai thác,

đƣờng kính tối thiểu thân gỗ khai thác và tỉ lệ lợi dụng gỗ).

3.4.2. Mô hình khai thác

Để đảm bảo khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đặc

biệt là tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp cần thiết phải có một

mô hình khai thác hợp lý, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Sau khi tham khảo, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc từ các đề

tài, dự án, chƣơng trình có liên quan đến khai thác và quản lý bền vững tài

nguyên thiên nhiên, khóa luận xin đƣợc đề xuất áp dụng mô hình Chuỗi giá

trịvào hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên huyện Quỳ Hợp.

 Nguyên tắc

+ Kết hợp hài hòa quyền lợi của các xã và các ngành kinh tế.

+ Tất cả các bên có liên quan cần đƣợc công nhận và tham gia tích cực

vào quá trình quản lý (nhà nƣớc, doanh nghiệp và cộng đồng).

+ Đảm bảo quyền và lợi ích các bên tham gia.

+ Đặt mục tiêu phát triển bền vững lên trên mục tiêu phát triển kinh tế.

Hình 3.1. Mô hình Chuỗi giá trị trong khai thác tài nguyên thiên nhiên

Quyết định khai thác: Đây là khâu đầu tiên mà các cơ quan nhà nƣớc nhƣ

Bộ Tài nguyên môi trƣờng, Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Nghệ An phối

hợp với các cơ quan từ Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đến Ủy ban nhân dân

Quyết định khai thác Kí kết hợp đồng Đảm bảo minh bạch nguồn thu Quản lý nguồn thu hiệu quả Đầu tƣ phát triển bền vững

Doanh

nghiệp

Nhà

nƣớc

Ngƣời

dân

65

huyện Quỳ Hợp, phòng Tài nguyên và môi trƣờng huyện Quỳ Hợp và cộng

đồng cần chung tay giải quyết khi bắt đầu kế hoạch khai thác tài nguyên thiên

nhiên và chuyển đổi chúng thành các lợi ích tài chính cũng nhƣ các lợi ích khác.

Trong giai đoạn này, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có thể thực hiện tham

vấn cộng đồng để có thể xác định các khu vực môi trƣờng hoặc văn hóa quan

trọng cần thiết phải hạn chế các hoạt động thăm dò, khai thác hay tìm ra những

khu vực cần đƣợc giữ lại để áp dụng những biện pháp khai thác đặc thù riêng.

Nhiệm vụ của các cơ quan nhà nƣớc ở giai đoạn này là phối hợp với các chuyên

gia phân tích và tính toán làm rõ chi phí – lợi ích trƣớc khi đi đến quyết định

chính thức. Cộng đồng đóng vai trò cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến…

Ký kết hợp đồng: Sau khi quyết định khai thác đƣợc thông qua, các cơ

quan nhà nƣớc cần đƣa ra kế hoạch cấp giấy phép thăm dò và khai thác tài

nguyên, đồng thời xây dựng các điều khoản pháp lý và tài chính về các quyền

thăm dò, khai thác.

Đảm bảo minh bạch nguồn thu: Khi giấy phép đƣợc cấp, các điều khoản

thỏa thuận giữa các bên đƣợc thông qua, hoạt động khai thác sẽ đƣợc khởi

động. Lúc này, các doanh nghiệp, công ty phải thực hiện nghĩa vụ chi trả đối

với nhà nƣớc và cộng đồng dƣới hình thức tài chính hoặc hiện vật. Tất cả

những nguồn thu của các cơ quan nhà nƣớc từ hoạt động khai thác phải đƣợc

pháp luật cho phép và đảm bảo đƣợc thực hiện bởi các doanh nghiệp, công ty

hoạt động trong lĩnh vực khai thác và minh bạch nguồn thu này là một trong

những yêu cầu hàng đầu.

Quản lý các nguồn thu không ổn định: nguồn thu từ hoạt động khai thác

khoáng sản đƣợc đánh giá là nguồn thu không ổn định trong điều kiện nguồn tài

nguyên thiên nhiên có hạn và giá tài nguyên biến động không ngừng trên thị

trƣờng. Do đó, cần phải quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn thu này. Giai

đoạn này, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cần phải xây dựng kế hoạch sử dụng cụ

thể trong đó có cả phân bổ nguồn thu này cho các khoản: dự trữ, giảm thiểu tác

66

động tiêu cực do phụ thuộc vào tài nguyên, giải quyết các vấn đề môi trƣờng do

tác động từ hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện…

Đầu tƣ cho phát triển bền vững: Tài nguyên thiên nhiên huyện Quỳ Hợp

phần lớn là tài nguyên không có khả năng tái tạo, vì vậy đầu tƣ cho phát triển bền

vững là bƣớc đi cần thiết nhằm đảm bảo phát triển ổn định kinh tế - xã hội của

huyện. Mọi nguồn thu – chi đều phải rõ ràng, minh bạch và hợp lý, hiệu quả cao.

Đặc biệt, trong tất cả các giai đoạn của mô hình khai thác tài nguyên thiên

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN (Trang 65 -65 )

×