6. Cấu trúc đề tài
2.5.2. Mô hình quản lý tài nguyên khoáng sản
Hiện tại, huyện Quỳ Hợp mới chỉ quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn theo hình thức “kê khai – cấp phép”. Cụ thể: Khi các doanh nghiệp, cá nhân có các nhu cầu về cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản đệ đơn xin cấp giấy phép khai thác, cơ quan quản lý huyện Quỳ Hợp (phòng Công thƣơng kết hợp với Sở, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng dƣới sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân huyện Quỳ Hợp) sẽ tiến hành khảo sát địa bàn mà doanh nghiệp xin đƣợc cấp phép để hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Thông thƣờng công tác này sẽ chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, khảo sát về diện tích, năng lực hoạt động của doanh nghiệp…mà ít đi sâu vào việc đánh giá trữ lƣợng, chất lƣợng nguồn tài nguyên ở địa bàn xin đƣợc cấp phép. Riêng đối với các doanh nghiệp, từ sau tháng 7 năm 2011, trong hồ sơ xin cấp phép khai thác, hoạt động khoáng sản bắt buộc phải có thêm báo cáo thăm dò, đánh giá trữ lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng tài nguyên để làm căn cứ cho việc tính thuế tài nguyên.
Bên cạnh đó, do đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu và yếu nên các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trƣờng huyện Quỳ Hợp thƣờng tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia, mời hoặc thuê các chuyên gia bên ngoài tham gia vào công tác quản lý. Đây có thể xem là một bƣớc đi thận trọng song đối với một huyện mà cơ sở dữ liệu về tài nguyên còn chƣa nhiều, chƣa đƣợc công khai, minh bạch nhƣ huyện Quỳ Hợp thì đây cũng có thể xem là một con dao hai lƣỡi đối với công tác quản lý. Bởi hầu hết các chuyên gia đều không hoặc chƣa từng nghiên cứu về địa bàn huyện Quỳ Hợp do đó, phần lớn chỉ đƣa ra các ý kiến, nhận xét, giải pháp mang tính chủ quan dựa trên cơ sở dữ liệu sẵn có. Điều này có thể dẫn tới việc quản lý lỏng lẻo, chủ quan và không phù hợp với tình hình thực tế.