Tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 42)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.2. Tài nguyên rừng

Hiện nay, phần lớn diện tích rừng trên địa bàn huyện Quỳ Hợp là rừng sản xuất (bao gồm rừng tự nhiên sản xuất và rừng trồng sản xuất).

a. Rừng thứ sinh rậm thường xanh, cây lá rộng

Đây là thảm thực vật khá phổ biến trong vùng đứng sau rừng keo sản xuất trên địa bàn huyện Quỳ Hợp. Có khá nhiều dây leo, không thƣờng gặp các loài gỗ quý hiếm mà chỉ có các loại mọc nhanh. Rừng có cấu trúc gồm hai tầng cây gỗ, tầng 1 có chiều cao từ 8 – 15m với nhiều loại cây có giá trị cao nhƣ: đinh hƣơng, chò chỉ, kim giao…, tầng 2 bao gồm các loại cây bụi có chiều cao không quá 8m. Ngoài ra còn có tầng cây thảo dƣới 2m chủ yếu là các loại thuộc họ gừng, bóng nƣớc, ráy, nhiều loài thuộc họ dƣơng xỉ, quyển bá, thông đất.

b. Tràng cỏ

Chủ yếu là các loài cỏ sống lâu năm, cao từ 0,5m – 2m nhƣ cỏ tranh, lau, lách… Tràng cỏ hình thành chủ yếu sau nƣơng rẫy hoang hóa hoặc do rừng bị khai thác kiệt. Ngoài ra, còn có một số loại thảm thƣc vật nhƣ tre, nứa, trúc…

Xét về hệ động – thực vật, huyện Quỳ Hợp đƣợc đánh giá khá cao trong việc lƣu giữ và bảo tồn nguồn gen quý hiếm cho khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung.

+ Hệ thực vật: 25 họ thực vật với 4 loài trong tổng số khoảng 350 loài thực vật bậc cao, quý hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam (bao gồm: nghiến, lát hoa, hà thủ ô đỏ, sến). Vì vậy, có thể thấy đây là một trong những nguồn lƣu giữ nguồn gen quý hiếm cần đƣợc bảo vệ.

+ Hệ động vật: Động vật có xƣơng sống trên cạn gồm lớp thú khá phong phú có 4 bộ, 11 họ và 26 loài có cả voi, hƣơu, vooc xám và lợn rừng. Đặc biệt, đây là nơi tập trung khá nhiều loại chim với lớp chim có 5 bộ, 13 họ và 37 loài. Lớp bò sát có 2 bộ, 4 họ và 7 loài (tắc kè, trăn đất, rắn cập nong, rắn hổ mang…).

36

c. Các hệ sinh thái chính

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới: đây là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao, là môi trƣờng sống tốt nhất đối với cả động và thực vật. Đây vừa là nơi sinh sống vừa là nơi cung cấp thức ăn cho nhiều loài.

+ Hệ sinh thái rừng á nhiệt đới: hệ sinh thái này ở độ cao cao hơn so với hệ sinh thái rừng nhiệt đới, cấu trúc của rừng thay đổi cũng nhƣ thành phần loài thay đổi – số lƣợng loài ít hơn, mức độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Sự thay đổi nhiệt đô đã khiến cho nhiều loài không có khả năng thích ứng.

+ Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi: là hệ sinh thái đặc trƣng có nhiều nét độc đáo. Điều kiện sống trên núi đá vôi với độ ẩm thấp, dinh dƣỡng ít, rất khắc nghiệt. Đây đƣợc đánh giá là rừng có nhiều loài với biên độ sinh thái hẹp (chỉ có trên núi đá vôi không có ở nơi nào khác) nhƣ nghiến, hoàng đàn, thông tre…

+ Hệ sinh thái rừng tre nứa, cây bụi, trảng cỏ: đƣợc hình thành do hậu quả tác động liên tục của con ngƣời khai thác đất làm rẫy, bỏ hóa. Phần lớn các loài thức vật là cây sống một năm, hầu hết ít có giá trị kinh tế.

+ Hệ sinh thái đồng ruộng, nƣơng bãi, bản làng: là hệ sinh thái gắn liền với hoạt động sống của con ngƣời, bên cạnh những sinh vật hoang dại còn có những loài động – thực vật đƣợc nuôi trồng nhƣ gia súc (trâu, bò…), gia cầm (gà, vịt…) và cây lƣơng thực…

Một phần của tài liệu giải pháp khai thác và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)