Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng bộ máy nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam (Trang 41 - 42)

sạch, vững mạnh

Hồ Chí Minh đã kế thừa tinh hoa văn hóa pháp lý của nhân loại, vận dụng vào việc tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội, truyền thống và lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Dựa trên những nguyên tắc tổ chức, hoạt động của kiểu nhà nước theo học thuyết Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã xây dựng nên một cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước bảo đảm phục vụ có hiệu quả sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, thực hành dân chủ.

Hồ Chí Minh đã đề cập đến các phương diện của tổ chức quyền lực trong nhà nước pháp quyền như: giải quyết đúng đắn hàng loạt vấn đề: giữa thống nhất quyền lực với phân công, phối hợp giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; giữa tập trung và dân chủ.

Cơ cấu quyền lực được quy định trong hai bản Hiến pháp nêu trên cho thấy rõ quan điểm của Hồ Chí Minh là: "Các cơ quan chính quyền là thống nhất, tập trung" [34, tr. 219], không tam quyền phân lập kiểu tư sản. Sự thống nhất quyền lực nhà nước chính là thống nhất ở lợi ích giai cấp của nó, do đó, quyền lực nhà nước không thể chia sẻ. Trong buổi khai mạc phiên họp đầu tiên của Ban sửa đổi Hiến pháp ngày 27/2/1957, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: "…Chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ tình hình của nước ta, nghiên cứu lại bản Hiến pháp 1946, phải tham khảo Hiến pháp của các nước bạn và của một số nước tư bản có tính chất điển hình" [35, tr. 322].

Hiến pháp năm 1946, lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc "tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam". Nguyên tắc này, bắt

nguồn từ tư tưởng "bao nhiêu quyền hạn đều là của dân" của Hồ Chí Minh. Sau khi giành chính quyền, việc bầu cử trực tiếp, rộng rãi vào Nghị viện nhân dân là điều hiển nhiên. Một hệ thống các Ủy ban nhân dân từ Trung ương đến cơ sở đã ra đời từ nhân dân, dựa vào nhân dân, thể hiện một "chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân". Tất cả 4 bản Hiến pháp của nước ta đều trước sau như một khẳng định điều đó.

Cơ cấu quyền lực phản ánh mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của bộ máy nhà nước theo thiết kế Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959, được thể hiện ở những quan điểm cơ bản sau:

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam (Trang 41 - 42)