Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc thực hiện nguyên

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam (Trang 79 - 80)

tắc tập trung dân chủ và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nhà nước của ta là nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân cho nên nhà nước mang tính thống nhất giữa tập trung và dân chủ "Mọi quyền hạn đều là của dân". Cho nên mọi cán bộ và công chức nhà nước dù ở cấp nào cũng là công bộc của dân, đều là do dân cử ra một cách trực tiếp hay gián tiếp để đại diện cho nhân dân. Do vậy nhân dân có quyền giám sát hay bãi miễn những người do mình bầu ra khi người đó không hoàn thành vai trò của mình là người đại diện của nhân dân.

Tất cả các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức của nhà nước phải làm việc với mục đích phục vụ nhân dân. Đây chính là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm chất đạo đức của người cán bộ trong bộ máy nhà nước. Những người này phải thể hiện đầy đủ những đức tính như Hồ Chí Minh nêu ra đó là:cần, kiệm, liêm, chính, trí, công, vô tư. Tuy nhiên không chỉ có vậy, trong tình hình mới đòi hỏi họ phải có kiến thức, nắm vững về pháp luật để vận dụng, nhuần nhuyễn, chính xác pháp luật để giải quyết công việc hàng ngày. Có nắm vững pháp luật, áp dụng chính xác pháp luật thì mới thực hiện được quyền dân chủ của nhân dân.

Điều 1, Hiến pháp 1946 qui định: "Tất cả quyền bính trong nước là của nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" [53]. Bản chất của nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng vững chắc là liên minh công nông, trí thức do giai cấp công

nhân lãnh đạo. Cho nên muốn cho nhà nước thống nhất quyền lực cần có sự phân công, phân nhiệm rành mạch nhưng có sự phối hợp chặt chẽ giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đây chính là tính chất tập trung dân chủ. Tập trung trên nền tảng dân chủ và dân chủ dưới sự tập trung.

Nguyên tắc tập trung dân chủ có tầm quan trọng đặc biệt trong tình hình của nước ta hiện nay, Nguyên tắc này đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả, hiệu lực của nhà nước được phát huy có sự thống nhất trong điều hành từ tờ rơi xuống địa phương. Địa phương phải phục tùng trung ương, cấp dưới phải phục tùng cấp trên tránh sự cục bộ địa phương "phép vua thua lệ làng". Xây dựng nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật, coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức xã hội. Đây chính là quan điểm chỉ đạo trong việc cải cách và hoàn thiện bộ máy nhà nước của nhà nước ta hiện nay. Mọi cơ quan, cá nhân, tổ chức trong xã hội phải nghiêm túc chấp hành pháp luật và qui định của Đảng và nhà nước. Tôn trọng tính "tối thượng" của pháp luật, giữ nghiêm pháp luật và chấm dứt tình trạng coi thường pháp luật.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam (Trang 79 - 80)