cưỡng chế với phương pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, làm gương.
Hồ Chí Minh yêu cầu phải xử lý thật nghiêm khắc đối với các biểu hiện vi phạm lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc. Nếu cán bộ, công chức mà vi phạm pháp luật thì càng phải xử lý thật nghiêm minh hơn. Nhưng với vi phạm nhỏ mà lại là lần đầu, Người chủ trương lấy giáo dục làm chính, vì Người quan niệm những lỗi lầm đó là nhất thời, phần nhiều do giáo dục mà nên.
Phương pháp và mức độ sử dụng pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là một nghệ thuật - nghệ thuật kết hợp giữa lý và tình, cho phù hợp với đạo làm người và lẽ ở đời. Muốn giáo dục, thuyết phục được tốt, trước hết, cán bộ pháp luật phải gương mẫu: "Tự mình phải chính trước mới giúp người khác chính, mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý" [32, tr. 247]. Theo Hồ Chí Minh, những phẩm chất cần thiết mà người cán bộ pháp luật phải có là phải vô tư, không thiên vị, tư thù, tư oán, không tự cho mình đứng trên và đứng ngoài pháp luật.
Điều quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh được coi như một phương châm phòng ngừa xã hội - theo cách nói ngày nay là: "Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn". Muốn vậy, phải tăng cường công tác giáo dục, thuyết phục, tuyên truyền và làm gương trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
1.10.4. Kết hợp giáo dục pháp luật và đạo đức trong việc thực hiện pháp luật pháp luật
Để phát huy hiệu quả của pháp luật, theo Hồ Chí Minh phải đặc biệt coi trọng chất lượng của Hiến pháp, pháp luật. Điều đó được thể hiện ở việc Người yêu cầu phải sửa chữa từng câu, từng chữ trong các văn bản pháp luật. Hồ Chí Minh hiểu rất rõ vai trò của pháp luật trong việc quản lý xã hội. Vì vậy, Người mong muốn phải thu hút được ý kiến đóng góp của mọi tầng
lớp nhân dân, trí tuệ của các nhân sĩ, trí thức để cùng soạn thảo, xây dựng pháp luật.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, điều kiện để đảm bảo và phát huy hiệu lực của pháp luật là: Thứ nhất, pháp luật phải chính xác và đầy đủ; Thứ hai, pháp luật phải đến được với nhân dân; Thứ ba, người thực thi pháp luật phải công tâm và nghiêm minh. Vì thế, sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt tay ngay vào việc sửa sang pháp luật, tổ chức xây dựng Hiến pháp, nghiên cứu, vận dụng những văn bản pháp luật cũ còn phù hợp; đồng thời, tích cực xây dựng các văn bản pháp luật mới. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh để quản lý xã hội cần phải có pháp luật. Do vậy, Người luôn nhắc nhở cơ quan lập pháp phải chú ý lo việc sửa đổi bổ sung và soạn thảo các đạo luật cho ngày càng hoàn chỉnh, phù hợp với tình hình mới của đất nước. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng 2 bản Hiến pháp, soạn thảo 16 đạo luật, 613 sắc lệnh (trong đó có 243 sắc lệnh quy định về tổ chức bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật).
Để pháp luật được thực thi trong đời sống xã hội, theo Hồ Chí Minh, cần phải hết sức chú ý tới việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật. Trong Hội nghị thảo luận về Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Công bố đạo luật này chưa phải là mọi việc đã xong, mà còn phải tuyên truyền giáo dục lâu dài mới thực hiện được tốt" [36, tr. 523-524]. Trong thời kỳ kháng chiến, do trình độ học vấn của đại đa số nhân dân còn thấp, vì thế, để người dân hiểu biết pháp luật, thì việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách.
Pháp luật đặt ra là để mọi người thực hiện làm cho lợi ích của mọi người đều được bảo đảm. Chỉ khi người dân thấu hiểu rằng những quy định của pháp luật được đặt ra là để bảo vệ lợi ích của chính họ, thì họ mới chấp hành một cách đầy đủ, nghiêm túc và tự giác các quy định đó. Hồ Chí Minh
căn dặn cán bộ phải làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Để pháp luật được thực hiện tốt, theo Hồ Chí Minh phải ra sức tuyên truyền và giáo dục cho nhân dân hiểu, cho nhân dân nhớ. Người yêu cầu: Nói và viết làm sao cho dân hiểu được, nhớ được và làm theo được; đồng thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến tính chính xác cao của các điều luật cũng như tính khả thi khi đề ra các quy định của pháp luật: phải ra các quy định để dân có điều kiện và khả năng làm theo được.
Hiệu lực của pháp luật chỉ có được khi mọi người đều nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Pháp chế chỉ được bảo đảm khi các quy phạm pháp luật được thực thi trong các quan hệ xã hội; mọi hành vi vi phạm pháp luật phải bị xử lý. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực thi pháp luật phải nghiêm minh, phải có biện pháp chế tài đi đôi với tuyên truyền và giáo dục pháp luật.
Người phê phán những cán bộ, đảng viên lợi dụng quyền thế của Đảng, Nhà nước mà làm những việc trái với chính sách xã hội và pháp luật của nhà nước, xâm phạm đến lợi ích vật chất cũng như quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Hồ Chí Minh từng nói: "Nếu cán bộ địa phương có điều gì sai lầm, nếu đồng bào có điều gì oan ức thì đồng bào phái đại biểu đến trình bày với tôi và Chính phủ; tôi đảm bảo rằng tôi và Chính phủ sẽ trừng trị những cán bộ có lỗi, sẽ làm cho đồng bào khỏi oan ức" [14, tr. 154].
Theo Hồ Chí Minh, việc khen thưởng và kỷ luật phải nghiêm minh, công bằng, bởi vì: Cán bộ ta nhiều người cúc cung tận tụy, hết sức trung thành với nhiệm vụ, với Chính phủ, với quốc gia. Nhưng cũng có người hủ hóa lên mặt làm quan cách mạng, hoặc là độc hành, độc đoán, hoặc là dĩ công riêng tư. Thậm chí dùng phép công để báo thù tư, làm cho dân oán đến Chính phủ, đoàn thể. Nếu khen thưởng và kỷ luật không nghiêm minhthì người cúc
cung tận tụy lâu dài cũng thấy chán nản, còn người hư hỏng, vi phạm pháp luật, kỷ luật sẽ ngày càng lún sâu vào tội lỗi, làm thiệt hại nhân dân. Người chỉ rõ: "Trong một nước, thưởng phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công" [31, tr. 163]. Trong những ngày đầu của chính quyền dân chủ nhân dân, 1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Quốc lệnh quy định cụ thể 10 điểm thưởng, 10 điểm phạt để cho quân đội, nhân dân biết những tội nên tránh, những việc nên làm. Tính nghiêm minh của pháp luật được Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện trong thực tế rất rõ ràng.
Chương 2