Tư tưởng về xây dựng chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt; xây dựng chế độ trách nhiệm của nhà nước, của chính phủ đối với nhân dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam (Trang 37 - 38)

dựng chế độ trách nhiệm của nhà nước, của chính phủ đối với nhân dân

Lời nói đầu của Hiến pháp 1946 (do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì việc soạn thảo) đã khẳng định: "Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân". Đây là điều kiện quan trọng đặc biệt để nhà nước điều hành xã hội vì lợi ích của nhân dân và dân tộc. Tư tưởng này mang tính tiên phong, thời đại

ngày nay rất cần một nhà nước mạnh và hiệu quả. Theo những quy định của Hiến pháp 1946 thì Chủ tịch nước có những quyền hạn khá lớn với vị trí vừa là Nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc. Qua các thẩm quyền của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 cho thấy, mặc dù chính thể của nước Việt Nam là cộng hòa dân chủ nhân dân nhưng chế định Chủ tịch nước lại đóng vai trò hết sức quan trọng với các quyền hạn tương tự quyền hạn của nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hòa tổng thống ở các nước tư bản. Đây là sự điều chỉnh hợp lý từ mô hình bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân cấp độ cao xuống cấp độ thấp hơn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Do tính phức tạp của tình hình chính trị sau Tổng tuyển cử năm 1946, nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc đòi hỏi phải thiết lập và thực thi mộ bộ máy hành chính mạnh mẽ và sáng suốt, vừa tôn trọng Nghị viện nhân dân, vừa không quá lệ thuộc vào nó, có tính độc lập, chủ động...

Muốn vậy, chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân phải có tổ chức bộ máy nhà nước còn phải tinh gọn, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước, giữa chính quyền trung ương và địa phương; phải giáo dục, bồi dưỡng và xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên; phải phát huy dân chủ rộng rãi và phải biết dựa vào nhân dân để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. Người viết: "Nếu chính phủ làm hại đến dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Nhưng khi dân dùng đầy tớ làm việc cho mình, thì phải giúp đỡ chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi" [21, tr. 282-283].

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam (Trang 37 - 38)