Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam (Trang 54 - 56)

Pháp luật là cơ sở thực hiện quyền dân chủ: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ và pháp luật phải luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế bằng Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm trong thực tế các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, đồng thời, bảo vệ nhân dân khi các quyền dân chủ của họ bị xâm phạm. Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dân chủ trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức. Nhân dân làm chủ nhà nước thì nhân dân có quyền lực và thông qua cơ chế dân chủ để thực thi quyền lực nhưng đồng thời nhân dân có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Nhà nước làm cho nhà nước ngày càng trong sạch vững mạnh. Người luôn căn dặn: Nước ta là nước dân chủ nghĩa là nhà nước do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân, nghĩa là:

- Tuân theo pháp luật nhà nước. - Tuân theo kỷ luật lao động. - Giữ gìn trật tự chung.

- Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung. - Hăng hái tham gia công việc chung.

- Bảo vệ tài sản công cộng. - Bảo vệ Tổ quốc.

Các quy định của pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền làm chủ nhà nước của nhân dân. Tiến bộ hơn các nhà tư tưởng tiền bối, Hồ Chí Minh luôn đánh giá đúng vai trò, sức mạnh của nhân dân, từ đó Người có niềm tin vô hạn đối với nhân dân. Người nói: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, pháp luật cần phải xây dựng một cơ chế dân chủ vững chắc để làm sao cho nhân dân là người trực tiếp xây dựng nên bộ máy nhà nước, thì nhân dân cũng chính là người giúp đỡ các công việc nhà nước, giám

sát nhà nước và có quyền phế bỏ nhà nước khi nhà nước không làm tròn bổn phận của mình. Điều 24 Hiến pháp 1946 quy định: "Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra" [53].

Về quyền bầu cử của công dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử… Do Tổng tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội, Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là của toàn dân [31, tr. 133]. Công lý xã hội chủ nghĩa là thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Có thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động thì mới xây dựng được thành công chủ nghĩa xã hội. Pháp lý xã hội chủ nghĩa chủ yếu là để bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật là tư tưởng về độc lập, tự do, bình đẳng, dân quyền - Tư tưởng ấy có ngọn nguồn từ truyền thống của dân tộc ta: yêu nước thương nòi, giàu lòng nhân ái, quật cường. Người quan niệm các quyền tự do và công lý gắn liền với nhu cầu giải phóng dân tộc và là những quyền không ai có thể xâm phạm được.

Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh mở đầu bằng những lời bất hủ trong "Tuyên ngôn độc lập" của nước Mỹ: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Tiếp đó, bản Tuyên ngôn trích câu của "Tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân" của cách mạng tư sản Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Những lý tưởng công bằng, độc lập, tự do, chân chính luôn luôn là

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền và sự vận dụng trong quá trình đổi mới ở Việt Nam (Trang 54 - 56)