Thu nhập bình quân từ hai nhóm hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2007-2011 (Trang 78 - 81)

5. Bố cục của Luận văn

2.2.1.1. Thu nhập bình quân từ hai nhóm hộ nghiên cứu

Tổng hợp từ kết quả thực địa nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp và trình bày thông qua bảng sau:

Qua bảng nguồn thu của hộ ta thấy, hầu hết các khoản thu nhập của hộ đều xuất phát từ sản xuất nông nghiệp. Tổng thu nhập bình quân của các nhóm hộ nghèo năm 2011 đạt 15.168 nghìn đồng tăng 72,52%, trong đó thu nhập từ trồng trọt đạt 9.519 nghìn đồng. Thu nhập từ chăn nuôi đạt 3.289 nghìn đồng, tăng 28,48% so với năm 2007, còn lại các khoản thu nhập từ lâm nghiệp, kinh doanh dịch vụ và thu khác chiếm 15,96% trong tổng thu nhập của hộ.

Bảng 2.13. Các nguồn thu của nhóm hộ điều tra năm 2011

Đơn vị tính: 1.000 VNĐ/hộ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2011 So sánh (%) Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Nhóm hộ nghèo Nhóm hộ không nghèo Tổng thu nhập 8.792 37.800 15.168 59.880 172,52 158,41 Thu từ trồng trọt 5.275 20.164 9.519 39.953 180,45 198,14

Thu từ chăn nuôi 2.560 7.954 3.289 10.012 128,48 125,87

Thu từ lâm nghiệp 350 4.416 690 4532 197,14 102,63

Thu từ KD-DV 357 2.143 710 2.180 198,88 101,73

Thu khác 250 3.123 960 3.203 384,00 102,56

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 2007,2011

Thu nhập từ trồng trọt: Thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ nghèo đạt 9.519 nghìn đồng, chiếm 62,75% tổng thu nhập bình quân của nhóm hộ nghèo, tăng 80,45% so với năm 2007. Nhóm hộ không nghèo đạt 39.935 nghìn đồng, tăng 98,14% so với năm 2007. Điều này cho chúng ta thấy, thu

nhập của các hộ nông dân huyện Phú Lƣơng hầu hết vẫn từ trồng trọt là chính, trong đó diện tích đất trồng chè của huyện chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn. Việc thu nhập phụ thuộc nhiều vào sản xuất trồng trọt cũng ảnh hƣởng đến việc xoá đói giảm nghèo của các hộ nếu nhƣ hộ không có nhiều sự đầu tƣ trong việc sản xuất chuyên canh và đầu tƣ cho phát triển cây chè theo hƣớng sản xuất hàng hóa.

Thu nhập từ chăn nuôi: Chăn nuôi cũng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho các hộ gia đình, chỉ đứng sau trồng trọt. Thu nhập bình quân từ chăn nuôi của nhóm hộ nghèo đạt 3.289 nghìn đồng, chiếm 21,68% thu nhập của nhóm hộ, tăng 28,48% so với năm 2007. Nhóm hộ không nghèo đạt 10.012 nghìn đồng, chiếm 16,72% tổng thu. Mặc dù có xu hƣớng giảm xuống về tỷ lệ nhƣng giá trị thu đƣợc từ chăn nuôi lại tăng lên. Tuy nhiên việc phát triển chăn nuôi của các hộ nông dân huyện Phú Lƣơng chủ yếu vẫn còn mang nặng tính tự cung tự cấp, chƣa thực sự gắn với sản xuất hàng hoá. Điều này đã gây ra tình trạng lãng phí về lợi thế và tiềm năng phát triển chăn nuôi của huyện cũng nhƣ làm ảnh hƣởng đến việc tạo ra thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho hộ gia đình.

Thu nhập từ lâm nghiệp: Phú Lƣơng có lợi thế về diện tích đất rừng, tuy nhiên trong số những hộ đƣợc tiến hành điều tra, cho thấy thu nhập từ rừng của các hộ gia đình chƣa thực sự tƣơng xứng với tiềm năng của hộ. Thu nhập bình quân từ rừng của nhóm hộ nghèo chỉ đạt 690 nghìn đồng, chiếm 4,5% tổng thu, thu nhập của nhóm hộ không nghèo đạt 4.532 nghìn đồng, chiếm 29,87% tổng thu nhập của hộ. Điều này cho thấy các hộ không nghèo có tỷ lệ và giá trị thu đƣợc từ rừng cao hơn rõ rệt so với hộ nghèo. Những hộ không nghèo thƣờng có nhiều diện tích đất rừng, chú trọng đến phát triển lâm nghiệp hơn hộ nghèo vì trồng rừng phải đầu tƣ nhiều vốn, nhiều thời gian nhƣng thu nhập từ rừng có tính ổn định và lâu dài, tạo ra nguồn thu lớn giúp

cải thiện rõ rệt đời sống. Mặt khác, lâm sản thƣờng đƣợc bán ở dạng cây đứng, giá của một số loại lâm sản thấp nên chƣa thúc đẩy nghề rừng đi vào đời sống của ngƣời dân.

Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ: Thu nhập của các nhóm hộ từ hoạt động kinh doanh dịch vụ thấp, chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của hộ, cụ thể thu nhập bình quân từ kinh doanh dịch vụ của nhóm hộ nghèo là 710 nghìn đồng, chiếm 4,68% tổng thu nhập, nhóm hộ không nghèo là 2.180 nghìn đồng, chiếm 14,37%. Nhƣ vậy, tình hình kinh doanh dịch vụ ở địa phƣơng kém phát triển, điều này đã gây ảnh hƣởng không nhỏ tới việc sản xuất và lƣu thông hàng hoá của địa phƣơng cũng nhƣ việc tạo thêm thu nhập của các nhóm hộ.

Thu nhập khác: Thu nhập khác đƣợc hiểu là những thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ, thu nhập khác bao gồm các khoản lƣơng, thu nhập từ làm thuê và những khoản cho, tặng, trợ cấp từ các tổ chức cá nhân và cộng đồng... Thu nhập khác của nhóm hộ nghèo bình quân đạt 960 nghìn đồng, chiếm 6,3% tổng thu của hộ, nhóm hộ không nghèo đạt 3.203 nghìn đồng, chiếm 21,11%. Việc thu khác của nhóm hộ nghèo chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn trong tổng thu nhập của hộ đã phản ánh hộ nghèo ít có tƣ liệu để sản xuất trồng trọt và chăn nuôi hơn các hộ không nghèo nên phải đi làm thuê ngoài nhiều hơn. Việc thiếu các công việc ngoài nông nghiệp, cũng nhƣ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã hạn chế khả năng tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ trong huyện. Chính điều này cũng là một trong những nhân tố tác động dẫn đến nghèo đói cho các hộ gia đình nông dân. Việc phát triển ngành nghề, tạo việc làm phi nông nghiệp đƣợc coi là một giải pháp hữu hiệu để thực hiện xoá đói giảm nghèo cho ngƣời dân, trong điều kiện đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp có giới hạn nhƣ huyện Phú Lƣơng.

Một phần của tài liệu nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2007-2011 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)