Những thành tựu trong xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2007-2011 (Trang 35 - 40)

5. Bố cục của Luận văn

1.1.2.7. Những thành tựu trong xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Việt Nam đƣợc đánh giá là đạt đƣợc nhiều thành công trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, với kết quả đạt đƣợc thông qua các khía cạnh nhƣ sau:

- Tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định là một trong những nhân tố có ảnh hƣởng lớn đến mức giảm tỷ lệ nghèo đói, trong đó phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và kinh tế nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng.

Tăng trƣởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng trƣởng kinh tế tạo ra sự tích luỹ, từ đó có nguồn vốn để thực hiện xoá đói giảm nghèo. Ngƣợc lại, xoá đói giảm nghèo tạo điều kiện để tăng trƣởng bền vững và sự ổn định về chính trị cũng giúp kinh tế tăng trƣởng.

Sau 20 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam có những thay đổi cơ bản về các quan hệ kinh tế - xã hội, đƣa đến một giai đoạn phát triển kinh tế và giảm tỷ lệ đói nghèo chƣa từng thấy trong bốn thập kỷ của chiến tranh, khó khăn trong phát triển kinh tế. Cơ chế kinh tế mới đã tạo ra nhừng nhân tố cho tăng trƣởng kinh tế với các kết quả đầy ấn tƣợng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế thời kỳ 1991-2000 đạt 7,5%/năm, xuất khẩu tăng nhanh, từng bƣớc kiểm soát đƣợc lạm phát và ổn định giá cả. Trong sản xuất nông nghiệp,

Việt Nam từng là một nƣớc nhập khẩu lƣơng thực đã trở thành nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Bên cạnh những thành tựu về tăng trƣởng kinh tế, công tác xoá đói giảm nghèo cũng thu đƣợc nhiều thành công, từ 70% năm 1990 xuống 14,5 % năm 2008 (theo chuẩn nghèo của WB). Về điểm này, Việt Nam đã sớm hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ do Liên Hợp Quốc đề ra gia đoạn 1990 - 2015 vào năm 2004.

- Nguồn lực cho công tác xoá đói giảm nghèo và tạo việc làm đƣợc tăng cƣờng.

Mặc dù ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp nhƣng Nhà nƣớc đã đầu tƣ cho các chƣơng trình quốc gia phục vụ xoá đói giảm nghèo thông qua các chƣơng trình đầu tƣ cơ sở hại tầng cho các xã nghèo (chƣơng trình 134, 135, ….). Công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam những năm qua còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ về nhiều mặt nhƣ kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn vốn …. dƣới hình thức không hoàn lại và tín dụng ƣu đãi. Đây là yếu tố rất quan trọng, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh công tác xoá đói giảm nghèo.

- Tỷ lệ các xã không có hoặc thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu đã giảm. Xây dựng những công trình hại tầng thiết yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống là hết sức quan trọng, nó góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống của ngƣời dân về nhiều mặt. Nhận thức đƣợc điều đó, trong 2 năm (1999-2000) đã đầu tƣ 6.500 công trình cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo (trong đó Ngân sách Nhàn nƣớc đầu tƣ trực tiếp cho 1.200 xã năm 1999 và 1.870 xã năm 2000, ngân sách địa phƣơng đầu tƣ cho 650 xã nghèo khác), bình quân mỗi xã đầu tƣ 2,5 công trình. Ngoài ra, các địa phƣơng còn huy động đƣợc 17 triệu ngày công lao động của nhân dân tham

gia xây dựng công trình, huy động vốn góp bằng tiền và hiện vật trong nhân dân với giá trị hàng chục tỷ đồng. Đến năm 2001 đã có trên 5.000 công trình hoàn thành và đƣợc đƣa vào sử dụng.

- Năng lực cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo đã đƣợc nâng lên. Tính đến cuối năm 2000 đã có 1.798 xã thuộc 22 tỉnh, thành phố có các bộ phận và cán bộ chuyên trách xoá đói giảm nghèo tại chỗ. Đây là bộ phận nòng cốt đƣợc trang bị những kiến thức giúp ngƣời dân thực hiện chƣơng trình trên địa bàn, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

- Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách giải quyết việc làm, tạo cơ hội để ngƣời lao động có thể chủ động tìm hoặc tự tạo việc làm kết hợp với sự hỗ trợ của nhà nƣớc và cộng đồng.

- Đời sống dân cƣ nhiều vùng đƣợc cải thiện rõ rệt.

Bên cạnh những thành tựu mà công cuộc xoá đói giảm nghèo đã đạt đƣợc nhƣ nêu trên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình.

1.1.2.8. Những thách thức đối với xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Trong quá trình thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức cả cũ và mới nhƣ:

- Tỷ lệ hộ nghèo còn cao

Việt Nam đã đạt đƣợc thành công lớn trong việc giảm tỷ lệ ngƣời dân sống dƣới mức nghèo đói theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Tuy nhiên, chuẩn nghèo của Việt Nam rất thấp so với các nƣớc trong khu vực, cũng nhƣ chuẩn nghèo của thế giới do WB đƣa ra. Điều đó, cho thấy những thành công của Việt Nam nếu đem ra so sánh với các nƣớc trong khu vực thì chúng ta còn thua

kém rất nhiều. Tính đến năm 2010 Việt Nam còn khoảng 10% hộ nghèo (theo

Một vấn đề nữa đó là nghèo đói phân bố không đều giữa các vùng, chủ yếu tập trung ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng hay bị thiên tai…

- Trong tiến trình mở cửa và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do phải cạnh tranh gay gắt trên trƣờng quốc tế, trong khi chất lƣợng phát triển còn thấp, hiệu quả chƣa cao, sức cạnh tranh kém, nhất là giá cả nông sản không ổn định.

Nhƣ chúng ta đã biết, tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam chủ yếu tập trung ở nông thôn (năm 2008 tỷ lệ này là 85%), nơi mà ngƣời dân sống chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Khi giá cả nông sản bấp bênh và đi xuống thì đây cũng là nguyên nhân khiến các hộ gia đình nghèo ở nông thôn không có cơ hội tăng thu nhập của mình để thoát nghèo.

- Mục tiêu xoá đói giảm nghèo phải tiếp tục đƣợc mở rộng thêm về nội dung và thay đổi về chất.

Khi mà đời sống xã hội ngày càng đi lên, ngƣời dân không chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu về ăn mà cần phải thoả mãn các nhu cầu khác nhƣ: mặc ấm, nhà ở không dột nát, ốm đau đƣợc chữa bệnh, trẻ em đƣợc đi học… bên cạnh đó còn phải tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc tiếp cận các dịch vụ xã hội, trợ giúp pháp luật, có cơ chế bảo vệ quyền lợi cho ngƣời nghèo…

- Sự chênh lệch thu nhập, mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và vùng đồng bằng, giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa vùng giàu và vùng nghèo tiếp tục gia tăng.

- Những thành tựu xoá đói giảm nghèo đã đạt đƣợc còn thiếu tính bền vững, nguy cơ tái nghèo còn rất lớn.

Đa phần ngƣời dân nông thôn có mức sống thấp, thu nhập bình quân xoay quanh chuẩn nghèo, điều này dẫn đến những thành tựu không mang tính bền vững, ngƣời nghèo dễ bị tổn thƣơng trƣớc những rủi ro của cuộc sống

nhƣ: ốm đau, tai nạn, mất mùa, dịch bệnh, thiên tai… Khi những yếu tố này xảy ra, ngƣời nghèo rất dễ rơi vào tình trạng tái nghèo.

- Nguồn lực trong nƣớc còn hạn hẹp

Việt Nam mới thực hiện mở của nền kinh tế đƣợc gần 20 năm, mặc dù nền kinh tế đã gặt hái đƣợc nhiều thành công. Tuy nhiên mức tích luỹ của nền kinh tế còn thấp, trong khi đó chúng ta vừa phải đầu tƣ cho phát triển chung của đất nƣớc, vừa phải đầu tƣ cho xoá đói giảm nghèo. Hiện nay chúng tay dựa rất nhiều vào nguồn vốn vay cũng nhƣ viện trợ từ bên ngoài, việc làm này tuy đem lại đƣợc rất nhiều lợi ích, song nếu chúng ta thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn vốn này không tốt thì sẽ là gánh nặng cho các thế hệ tƣơng lai.

- Lao động dƣ thừa nhiều, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo thấp.

Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn còn cao, chếm khoảng 70% lao động xã hội, trong khi đó việc làm trong khu vực nông thôn không nhiều, tình trạng bán thất nghiệp do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Trong các khu vực thành thị hoặc ven đô thị, do tác động của tình trạng nhập cƣ, mất đất sản xuất, đô thị hoá… tỷ lệ thất nghiệp có xu hƣớng tăng trở lại, nhất là trong các đô thị và thành phố lớn.

- Các cơ chế, chính sách xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ cho ngƣời nghèo tuy đã triển khai thực hiện nhƣng chƣa đầy đủ và đồng bộ, chƣa rõ ràng và minh bạch ở một số địa phƣơng, chƣa thích ứng với điều kiện cụ thể của từng vùng.

- Các chính sách về bình đẳng giới tuy đã đƣợc ban hành nhiều, nhƣng chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc.

Trên đây là một số những thách thức đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo của Việt Nam, điều này đòi hỏi trong quá trình thực hiện càn có những cải tiến nhất định, cũng nhƣ sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, huy động mọi nguồn lực trong dân vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Các chính sách khi ban hành cần nghiên cứu kỹ để sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, để từ đó kết quả xoá đói giảm nghèo đƣợc thành công và bền vững.

Một phần của tài liệu nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2007-2011 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)