5. Bố cục của Luận văn
1.2.3. Chọn điểm nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu, đề tài lựa chọn điều tra lại 200 hộ tại huyện Phú Lƣơng (số hộ này đã đƣợc tham gia vào điều tra năm 2007) ở 5 xã nông thôn (Yên Đổ, Ôn Lƣơng, Vô Tranh, Yên Lạc, Động Đạt) đây là 5 xã đại diện cho 3 vùng phía bắc, phía nam và khu vực trung tâm có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện, từ đó chọn các thôn, xóm và hộ điều tra. Đối tƣợng điều tra bao gồm cả những hộ ngƣời dân tộc và hộ gia đình ngƣời kinh. Bởi vì: Thứ nhất, trong một
môi trƣờng chung, ngƣời Kinh và ngƣời dân tộc ở nông thôn Phú Lƣơng đã có sự đồng hoá nhất định cả về phong tục, lối sống và cách thức làm ăn trong một cộng đồng; thứ hai: Đề tài lựa chọn những hộ ngƣời Kinh làm cơ sở để so sánh và đánh giá trình độ phát triển của hộ gia đình ngƣời dân tộc.
Bảng 1.4. Lựa chọn mẫu điều tra
STT Tên xã Cỡ mẫu Tiêu thức lựa chọn
1 Yên Đổ 40 Xã đại diện KV phía Bắc, tỷ lệ hộ nghèo
cao, chuyên sản xuất nông nghiệp
2 Yên Lạc 40
3 Ôn Lƣơng 40 Xã đại diện KV miền trung, tỷ lệ hộ
nghèo cao, địa hình khó khăn, phức tạp
4 Động Đạt 40
5 Vô Tranh 40 Xã đại diện KV miền nam, có điều kiện
sản xuất vùng chè chuyên canh
Tổng số 200
Quy trình điều tra
+ Sau khi xác định đƣợc số lƣợng mẫu cần điều tra và địa điểm điều tra, bƣớc tiếp theo là tiến hành điều tra thu nhập của hộ bằng phiếu điều tra xây dựng trƣớc. Qua phiếu điều tra này sẽ cho phép thu thập đƣợc các thông tin định tính và định lƣợng về các vấn đề liên quan đến kinh tế và nguyên nhân nghèo đói của hộ.
+ Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo: Thu thập thông tin qua các cán bộ địa phƣơng, ngƣời lãnh đạo trong cộng đồng và những ngƣời dân có uy tín trong cộng đồng. Phƣơng pháp này đặc biệt cho phép khai thác đƣợc những kiến thức bản địa của ngƣời dân địa phƣơng về các nguyên nhân đói nghèo, các khó khăn trong phát triển kinh tế...