5. Bố cục của Luận văn
1.2.6.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất
- Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, đƣợc tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.
GO = Σ(qi pi) (i = 1:n) Trong đó: qi là khối lƣợng sản phẩm i pi là giá trị sản phẩm i
- Chi phí trung gian IC (Intermediate Cost) là toàn bộ những chi phí mua ngoài phục vụ quá trình sản xuất của hộ
IC = Σ Ci (i = 1:n)
- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của hộ khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.
VA = GO - IC 1.2.6.2. Các chỉ tiêu bình quân Công thức tính số bình quân: i i i X f X f
Các số bình quân nhƣ: thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân….
1.2.6.3. Chỉ tiêu hiệu suất biên một đơn vị của biến độc lập
- Đối với biến định lƣợng: Y biY
X
Ý nghĩa: đầu tƣ thêm 1 đơn vị nhân tố i sẽ mang lại thêm bao nhiêu đơn vị nhân tố thu nhập (Y)
- Đối với biến thuộc tính
Với các biến thuộc tính Dj, các biến này đƣợc coi là các biến giả định (Dummy variables), thƣờng nhận các giá trị bằng 1 nếu xuất hiện biểu hiện thứ nhất của nó, nhận giá trị bằng 0 nếu xuất hiện biểu hiện đối lập với nó.Vì thế, ảnh hƣởng của việc xuất hiện biểu hiện thứ nhất của biến thuộc tính Dj
tới sự biến đổi của biến phụ thuộc Y sẽ đƣợc tính dựa vào biểu thức:
Ln Y = jDj.
Dễ dàng biết đƣợc ảnh hƣởng của cụ thể của biến Dj tới Y khi Dj=1. Khi đó, ảnh hƣởng của biến Dj tới biến phụ thuộc Y khi xuất hiện biểu hiện thứ nhất so với khi xuất hiện biểu hiện thứ hai sẽ đƣợc đo bằng biểu thức
j
Y antiLn
CHƢƠNG 2
NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI
NGHÈO ĐÓI CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 2007-2011)
2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Phú Lƣơng
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Lƣơng là huyện trung du, miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Thái Nguyên, có quốc lộ 3 chạy giữa huyện lỵ với chiều dài 38 km, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 20 km về phía nam.
- Phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới (của tỉnh Bắc Kạn) - Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên
- Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp huyện Đại Từ
Với vị trí địa lý nhƣ trên. Phú Lƣơng có nhiều thuận lợi về giao thông, thuận lợi trong việc giao lƣu với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh
là thành phố Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên của huyện là 368,95km2
toàn huyện có 16 đơn vị hành chính (14 xã và 2 thị trấn).
2.1.1.2. Địa hình
Phú Lƣơng là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên có địa hình tƣơng đối phức tạp và nhiều đồi núi dốc. Đây là mặt khó khăn của huyện trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vân tải có thể chia thành 4 dạng địa hình chính nhƣ sau:
- Địa hình núi đá phía Tây và Tây Nam.
- Địa hình núi đá dốc từ 250C đến 300C chiến 70% diện tích tự nhiên. - Các thung lũng hẹp chiếm 3,5%.
Huyện Phú Lƣơng nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và vùng bát úp, có độ dốc trung bình từ 200 - 500 so với mực nƣớc biển. Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc trung bình từ 15 -20m, địa hình tƣơng đối phức tạp bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và núi đá, hệ thống sông suối, ao hồ khá phong phú nhƣng chủ yếu là quy mô nhỏ và phân bố không đều.
2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
- Khí hậu, thời tiết: Phú Lƣơng có điều kiện khí hậu đa dạng mang đậm tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trƣng của khí hậu Việt Nam. Trong năm khí hậu đƣợc chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 25 - 27°C, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 10 - 18°C, Có hai hƣớng gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Đặc điểm này tạo cho huyện Phú Lƣơng sự đa dạng và phong phú về các loại cây trồng, đặc biệt là các cây nhiệt đới.bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng thì sự khác biệt về thời tiết ở đây cũng gây những bất lợi không nhỏ ảnh hƣởng đến sự phát triển của nông nghiệp. Vào mùa hè nóng ẩm, mƣa nhìều, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 thƣờng xuyên xảy ra úng lụt trên diện rộng đã tác động không tốt đến việc chăn nuôi và trồng trọt. Mùa đông lạnh và khô, nhiêu năm rét đậm, hanh khô, nắng nóng, sƣơng muối kéo dài làm ảnh hƣởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng.
- Thuỷ văn: huyện Phú Lƣơng có mật độ sông lớn (bình quân 0,2 km) trữ lƣợng nƣớc lớn, tập trung ở một số sông lớn nhƣ: Sông Đu, sông Cầu và một số phụ lƣu sông Cầu. Hầu hết các xã đều có suối chảy qua khá thuận tiện cho công tác thuỷ lợi.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu thời tiết, thuỷ văn của huyện Phú Lƣơng tƣơng đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Đất là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố dân cƣ và xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng.
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lƣơng năm 2011
TT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 36.895,0 100,0
1 Đất nông nghiệp 30.564,0 82,8
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12.483,4 33,8
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.810,06 15,7
1.1.1 Đất trồng lúa 4.092,82 11,0
1.1.1 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 49,52 0,13
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác 1.667,72 4,52
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 6.673,38 18,0
1.2 Đất lâm nghiệp 17.246,3 46,7
1.2.1 Đất rừng sản suất 14.684,8 39,8
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2.561,47 6,94
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 0,00
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 833,72 2,26
2 Đất phi nông ngiệp 5.715 15,4
2.1 Đất ở 1.697,93 4,60
2.2 Đất chuyên dùng 3.085,42 8,36
2.3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 8,15 0,02
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 75,1 0,20
2.5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 824,16 2,23
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 24,36 0,07
3 Đất chưa sử dụng 616,0 1,67
Đối với sản xuất nông nghiệp, đất đai đƣợc con ngƣời thƣờng xuyên quan tâm bồi dƣỡng, khai thác cho quá trình sản xuất. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con ngƣời lại càng chú trọng đến việc bồi dƣỡng làm cho nguồn tài nguyên này ngày một màu mỡ để phục vụ cho cuộc sống của chính mình đƣợc tốt hơn.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Lƣơng là 36.895 ha. Cơ cấu đất đai đƣợc phân bố nhƣ sau: đất sản xuất nông nghiệp 12.483,4 ha chiếm 33,8% trong đó đất trồng cây hàng năm 5.810,06 ha, đất trồng cây lâu năm là 6.673,38 ha, ao hồ nuôi thuỷ sản 833,72 ha. Đất lâm nghiệp 17.246,3ha chiếm 46,7% trong đó đất rừng sản xuất 14.684,8 ha đất rừng phòng hộ 2.561,47 ha đất chuyên dùng 3.085,42 ha chiếm 8,36%, đất ở 1697,93 ha chiếm 4,6% đất chƣa sử dụng 616 chiếm 1,67%.
Quỹ đất nông nghiệp của huyện khá lớn, đây là thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá, bởi đất đai là tƣ liệu sản xuất của ngƣời nông dân.
2.1.2.2. Đặc điểm dân số vào lao động
Thành phần dân cƣ của huyện: Phú lƣơng có nhiều anh em dân tộc sinh sống nhƣ Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,… Theo số liệu tại phòng Thống kê thì dân số của huyện biến động nhƣ sau:
Phú Lƣơng có diện tích rộng, địa hình chia cắt chủ yếu là đồi núi, dân cƣ phân bố không đều, ở vùng cao và vùng núi dân cƣ tập trung thƣa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cƣ lại dày đặc. Vì vậy Phú Lƣơng có mật độ dân số 287 ngƣời/km2
(năm 2011) thấp hơn nhiều so với
mật độ dân số của tỉnh Thái Nguyên (320 ngƣời/km2
).
Giống nhƣ hầu hết các huyện trong tỉnh, dân thành thị sinh sống trong địa bàn huyện tăng chậm trong những năm qua và chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ 6,9% năm 2009 và có xu hƣớng tăng dần trong 2 năm 2010 và 2011 với tỷ lệ
là 7,0% và 7,1%. Dân nông thôn chiếm tỉ lệ rất cao lên tới 93,1% năm 2009, 93,0 năm 2010 và 92,9 năm 2011.
Bảng 2.2. Tình hình biến động dân số qua các năm 2009 - 2011
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tốc độ phát triển (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 10/09 11/10 Tổng dân số 105.152 100 105.444 100 105.998 100 0,28 0,52
Phân theo giới tính:
- Nam 52.627 50,3 51.642 48,9 51.868 48,6 -1,87 0,44 - Nữ 52.525 49,7 53.802 51,1 54.130 51,4 2.43 0,61 Phân theo thành thị, nông thôn: - Thành thị 7.299 6,9 7.342 7,0 7.494 7,1 0,59 2,1 - Nông thôn 97.853 93,1 98.102 93,0 98.504 92,9 0,25 0,41
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Lương
Với điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn nhƣ vậy, tốc độ tăng dân số của huyện ở mức thấp hơn của cả nƣớc. Đây là một nhận thức đúng đắn của ngƣời dân Phú Lƣơng trong điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn. Điều này sẽ giảm áp lực việc làm, giảm tệ nạn xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh hơn.
Lao động là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu cho tăng trƣởng kinh tế, nguồn lao động của huyện chủ yếu là lao động phổ thông. Để nghiên cứu rõ hơn tình hình biến động của nguồn lao động ta xét bảng sau:
Bảng 2.3. Thực trạng về lao động - việc làm huyện Phú Lƣơng 2009-2011 STT Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 1
Tình hình dân số, LĐ trên địa bàn huyện: - Dân số: - Lao động: Ngƣời Ngƣời 105.152 71.098 105.444 71.139 105.998 71.365
2 Tỷ lệ lao động so với tổng dân số (%) Ngƣời 67,6 67,4 67,3
3 Số Lao động đƣợc giải quyết việc
làm mới. Ngƣời 994 1.005 1.100
4 Số LĐ có thêm việc làm Ngƣời 5.011 5.115 5.150
5 Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ ở
nông thôn. % 81,0 82,4 83,0
6
Số Lao động đƣợc đào tạo nghề. - Trong đó đào tạo qua trung tâm Dạy nghề huyện. Ngƣời Ngƣời 1.332 537 1.459 577 1.582 619 7
Cơ cấu LĐ theo ngành (%)
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. - Công nghiệp, tiểu thủ CN & xây dựng. - Thƣơng mại, dịch vụ. - Khác. % 100% 62,0 22,5 14,5 1,0 100% 59,5 24,0 15,0 1,5 100% 57,0 25,5 15,5 2,0
Nguồn: Phòng Lao động - TB & XH huyện Phú Lương
Nguồn lao động của huyện chiếm trên 67,0% (năm 2011) trong tổng dân số của huyện. Con số này cho thấy dân số của huyện là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào là lợi thế nhƣng cũng là một thách thức trong sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2010 nguồn lao động
của huyện là 71.098 ngƣời, năm 2011 là 71.365 ngƣời. Năm 2011 số ngƣời lao động đang làm việc trong nghành nông nghiệp là 38.550 ngƣời chiếm 57%, lao động trong ngành phi nông nghiệp là 32.815 ngƣời chiếm 43%.
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của huyện chuyển dịch cùng với xu thế đô thị hoá và công nghiệp hoá, nhu cầu lao động trong các khu công nghiệp tăng do việc mở rộng diện tích khu công nghiệp... đồng thời nhu cầu lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng lên (lao động tăng thêm trong các ngành dịch vụ chất lƣợng cao, trong các cơ sở y tế, nghiên cứu y học, trong các cơ sở đào tạo, khoa học công nghệ,...) tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp.
Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế còn chậm lao động nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần cả tuyệt đối lẫn tƣơng đối, song nó vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động, năm 2008 chiếm 62% đến năm 2010 chiếm 57%.
2.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là một trong những nét cơ bản trong bức tranh tổng thể của nông thôn. Cơ sở hạ tầng phát triển là điều kiện vật chất quan trọng phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế cũng nhƣ nâng cao phúc lợi của dân cƣ nông thôn. Cùng với sự phát triển kinh tế nông thôn của cả nƣớc, cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện đã có nhiều thay đổi. Hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm, các công trình phúc lợi xã hội đã từng bƣớc đƣợc quan tâm nâng cấp.
- Hệ thống giao thông: Trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm của tỉnh, huyện Phú lƣơng đã đƣợc đầu tƣ nhiều công trình lớn. Do vậy việc đi lại, thông thƣơng hàng hoá đƣợc thuận tiện. Tất cả 16 xã, thị trấn đều có đƣờng ôtô đến trung tâm xã, trong đó có 13 xã đã có đƣờng nhựa đến trung tâm xã, chỉ có 2 xã đã có đƣờng đá và 1 xã là còn đƣờng cấp phối. Quốc lộ 3 nằm trên địa bàn huyện nối liền từ thành phố Thái Nguyên đi Bắc Kạn, Cao Bằng dài 35 km đƣợc nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
- Hệ thống điện: trong những năm qua huyện đã có nhiều cố gắng đƣa lƣới điện quốc gia về phục vụ nhân dân trong huyện. Đến nay toàn huyện có 16/16 xã, thị trấn đã có điện. Hàng năm huyện đã có những biện pháp nâng cấp và sửa chữa mới nhiều km đƣờng điện nhƣng vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện.
- Thông tin liên lạc: trong nền kinh tế thị trƣờng, ngoài chức năng về chính trị, xã hội, thông tin trở thành nhân tố quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Ngƣời nông dân cần có thông tin kinh tế chính xác từ đó đƣa ra các quyết định về sản xuất kinh doanh. Nhận thức đƣợc điều này, huyện Phú Lƣơng đã phát triển hệ thống thông tin liên lạc đến toàn bộ tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện. Đến nay hệ thống bƣu điện đã phục vụ đƣợc 100% dân cƣ. Tất cả các xã đều có điện thoại, mạng lƣới truyền thanh truyền hình Trung ƣơng cũng đƣợc phát triển hầu khắp các xã. Tồn tại cơ bản là cơ sở vật chất kỹ thuật còn đơn giản, lƣợng thông tin cung cấp cho nông dân trong huyện còn ít, chất lƣợng thông tin còn chƣa cao.
- Thuỷ lợi: hệ thống thuỷ lợi đƣợc coi là nhân tố quan trọng hàng đầu trong tăng năng suất phần lớn các loại cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, thoát nƣớc vào mùa mƣa, cung cấp nƣớc vào mùa khô… Trong những năm qua công tác thuỷ lợi đã liên tục phát triển, đã nâng cấp và xây dựng mới nhiều công trình lớn, vừa và nhỏ. Đến nay, cả huyện có 32 km kênh mƣơng đƣợc kiên cố hoá, 42 hồ chứa nƣớc để phục vụ nhân dân chủ động trong công tác tƣới tiêu. Xây dựng đƣợc 40 đạp lớn nhỏ khác nhau ngăn qua các khe suối để dẫn nƣớc về đồng ruộng phục vụ sản xuất chuyển từ diện tích lúa 1 vụ sang diện tích lúa 2 vụ. Để đáp ứng đủ lƣợng nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, đƣa năng suất và sản lƣợng cây trồng lên cao, đồng thời với việc đầu tƣ nhƣ trên, huyện còn xây dựng đƣợc 29 trạm bơm nƣớc lớn nhỏ để đƣa nƣớc đến tận đồng ruộng phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên khoáng sản: trên địa bàn huyện hiện có có một số mỏ