5. Bố cục của Luận văn
1.1.2.6. Những giải pháp trong chiến lược xoá đói giảm nghèo ở
Để xây dựng đƣợc những giải pháp giảm nghèo của một vùng, một quốc gia phải đƣợc dựa trên điều kiện thực tế của địa phƣơng. Trong chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng giảm nghèo của Việt Nam, dựa vào những bài học kinh nghiệm trong quãng thời gian thực hiện giảm nghèo vừa qua với những thành công đã đạt đƣợc. Việt Nam đã đúc kết lại một số giải pháp mang tính chất chính sách và định hƣớng để xoá đói giảm nghèo sau:
- Đầu tƣ cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm cho các xã nghèo và các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, xã vùng cao.
Đầu tƣ cơ sở hạ tầng là một giải pháp mang tính chiến lƣợc để xoá đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách giữa vùng phát triển và vùng chậm phát triển. Việt Nam thực hiện thành công các giải pháp này thông qua các chƣơng trình nhƣ 134, 135, 156,… Cụ thể năm 2002, cả nƣớc có 2.362 xã thuộc chƣơng trình 135 với tổng số vốn đầu tƣ là 1.149.500 triệu đồng [7]. Có thể nói việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo không những tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho ngƣời dân cả về vật chất lẫn tinh thần mà còn tạo điều kiện mở rộng giao lƣu hàng hoá, xoá bỏ khoảng cách giữa các vùng.
- Hoàn thiện hệ thống các chính sách xoá đói giảm nghèo.
Để công tác xoá đói giảm nghèo đƣợc thành công mang tính bền vững đòi hỏi nhà nƣớc và các cơ quan quản lý cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
- Xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ xoá đói giảm nghèo đầy đủ về năng lực và phẩm chất.
- Bố trí thời vụ cây trồng vật nuôi hợp lý với điều kiện thời tiết khí hậu cụ thể của từng vùng.
- Thực hiện tốt chính sách cho vay vốn ƣu đãi đối với hộ nghèo, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
- Tăng cƣờng công tác giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết cho ngƣời dân về kiến thức sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và cả lĩnh vực kinh tế thị trƣờng.
- Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỷ lệ sinh trong các hộ nhất là đối với hộ nghèo.
- Thực hiện đào tạo nghề, mở một số ngành nghề phụ để tăng cƣờng thu nhập giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phƣơng
- Thực hiện tốt các chính sách xã hội khác nhƣ y tế, giáo dục, an ninh ...