5. Bố cục của Luận văn
2.1.4.1. Thực trạng nghèo đói của huyện Phú Lương
Năm 2011, toàn huyện còn 6.194 hộ nghèo chiếm 21,99%. Tỷ lệ hộ nghèo ở địa phƣơng còn ở mức cao, số hộ nghèo là dân tộc thiểu số là 4.335 hộ tƣơng đƣơng với 70% chiếm tuyệt đại đa số trong số hộ nghèo. Những hộ này có tập quán sản xuất tự cung, tự cấp; khả năng thích nghi với sản xuất hàng hóa thấp.
Bảng 2.4. Kết quả giảm nghèo huyện Phú Lƣơng, thời kỳ 2007-2011
TT Chỉ tiêu ĐVT Thời kỳ 2007-2011
2007 2008 2009 2010 2011
1 Tổng số hộ nghèo Hộ 7430 6640 5860 5278 6194
2 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới % 25,89 23,55 19,61 14,32 21,99
3 Số hộ thoát khỏi đói nghèo Hộ 690 903 1250 1424 1553
4 Số hộ tái nghèo Hộ 750 611 420 21 366
5 Số hộ gia đình sống trong nhà tạm Hộ 1525 1328 920 793 620
6 Thu nhập bình quân của 20% hộ
nghèo nhất
Nghìn
đồng 110 135 148 160 250
7 Tổng số xã nghèo, xã ĐBKK xã 9 7 7 7 7
Trong đó: xã ĐBKK xã 3 3 3 3 3
Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới qua các năm giảm dần và có kết quả đáng mừng từ tỷ lệ 25,89% năm 2007 giảm xuống 14,32% năm 2010. Nhƣng đến năm 2011, khi ban hành chuẩn nghèo giai đoạn mới, tỷ lệ hộ nghèo tăng lên 21,99%. Điều này nói lên rằng, số hộ cận nghèo còn rất nhiều và dễ tái nghèo trở lại. Số hộ thoát khỏi đói nghèo tăng dần qua các năm, năm 2007 đạt 690 hộ và đến năm 2011 đạt 1553 hộ. Số hộ tái nghèo, năm 2007 là 750 hộ, năm 2010 chỉ là 21 hộ, năm 2011 là 366 hộ. Bên cạnh đó số hộ gia đình sống trong nhà tạm còn cao, năm 2007 là 1.525 hộ, năm 2011 còn 620 hộ. Thu nhập bình quân của 20% hộ nghèo nhất thấp, năm 2007 là 110 nghìn đồng/ngƣời/tháng, năm 2011 là 250 nghìn đồng/ngƣời/tháng. Kết quả xoá đói giảm nghèo của huyện Phú Lƣơng đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Nhƣng bên cạnh đó, tính bền vững của kết quả không thật sự cao, thể hiện qua số hộ tái nghèo. Vì vậy, huyện Phú Lƣơng cần làm tốt hơn nữa công tác xoá đói giảm nghèo, nhất là phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giúp đỡ những hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và bảo vệ môi trƣờng và thoát nghèo.