5. Bố cục của Luận văn
2.1.6. Những tồn tại và nhân tố tác động nghèo đói của huyện
Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, ta cũng thấy kết quả này không đồng đều giữa các vùng, cũng nhƣ giữa các xã trong huyện, ý thức hộ nghèo tự vƣơn lên thoát nghèo còn chƣa cao, chƣa có các giải pháp XĐGN mang tính vĩ mô, bền vững cho các hộ nghèo. Hiện nay, theo chuẩn nghèo giai đọan 2011 - 2015 thì chỉ có 4 xã nằm dọc theo Quốc lộ 31 là có tỷ lệ hộ nghèo nằm trong khoảng từ 3 đến 10%, các xã còn lại trong huyện đều có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn 10%. Đây chính là một thách thức không nhỏ trong công tác xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015.
Nhiều hộ nghèo còn sử dụng nguồn vốn vay kém hiệu quả dẫn đến không có khả năng trả nợ, kinh tế gia đình sa sút không có khả năng tự thoát nghèo.
Một bộ phận ngƣời nghèo, cán bộ của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vẫn còn tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, thiếu chủ động vƣơn lên để thoát nghèo.
Đời sống của ngƣời nghèo hiện nay còn thấp, trình độ dân trí còn hạn chế, tập quán canh tác chƣa đƣợc đổi mới hẳn, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuạt còn nhiều hạn chế. Nguồn lực huy động cho chƣơng trình còn hạn hẹp do vậy việc thực hiện các giải pháp của chƣơng trình còn gặp nhiều khó khăn
Những nhân tố tác động chính dẫn đến nghèo đói của huyện nhƣ là: cơ cấu kinh tế nông thôn còn lạc hậu, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp là chính, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, khí hậu khắc nghiệt, không có kỹ thuật sản xuất tiên tiến, nguồn vốn cho XĐGN còn nhiều hạn chế, không có nhiều ngành nghề phụ trong nông thôn, thói quen lƣời lao động. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo do các nguyên nhân nhƣ: hết tuổi lao động, hộ có ngƣời tàn tật, thiểu năng trí tuệ... đây là những hộ không có khả năng tự thoát nghèo.