Đặc điểm văn hóa, y tế và giáo dục

Một phần của tài liệu nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2007-2011 (Trang 54 - 55)

5. Bố cục của Luận văn

2.1.2.4.Đặc điểm văn hóa, y tế và giáo dục

Kinh tế - xã hội là hai mặt của nền kinh tế nói chung, nếu nhƣ phát triển kinh tế mà không phát triển xã hội thì cũng không thể phát triển bền vững đƣợc do vậy, phát triển nông nghiệp nông thôn phải gắn liền với phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế.

Về văn hoá: huyện Phú Lƣơng gồm nhiều dân tộc anh em sinh sống xen lẫn nhau. Đông nhất là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí. Dân tộc Tày, Nùng chủ yếu sinh sống ở phía Bắc và phía Tây của huyện, dân tộc Sán Chí chủ yếu sống ở phía Đông, dân tộc Kinh chủ yếu sống ở phía Nam và trung tâm huyện. Với vị trí sinh sống nhƣ vậy, phong tục tập quán của mỗi dân tộc sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, khả năng nhận thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những năm vừa qua huyện đã có nhiều biện pháp để giảm bớt khoảng cách giữa các dân tộc, nâng cao dân trí, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng.

Về giáo dục: So với các huyện miền núi khác trong tỉnh, Phú Lƣơng có hệ thống giáo dục tƣơng đối phát triển, hệ thống trƣờng học của huyện đƣợc nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân trong huyện. Thực hiện tốt chủ trƣơng tất cả con em đến tuổi đi học đều đƣợc đến trƣờng, chất lƣợng chuyên môn dạy và học trong các trƣờng không ngừng đƣợc nâng lên rõ rệt. Để đạt đƣợc điều đó là do có sự đầu tƣ nâng cấp cơ sở

vật chất tại các cơ sở dạy và học. Cho đến nay cả huyện có 27 trƣờng tiểu học, 16 trƣờng trung học và 2 trƣờng trung học phổ thông với tổng số phòng học lên đến 641 phòng, 586 lớp học, 1.395 giáo viên và 17.570 học sinh. hiện nay 16/16 xã, thị trấn đƣợc công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Công tác xã hội hoá giáo dục có nhiều chuyển biến tốt, đã huy động đƣợc nhiều nguồn lực trong xã hội đầu tƣ phát triển giáo dục. Hội đồng giáo dục, hội khuyến học các cấp, các trung tâm học tập cộng đồng thƣờng xuyên đƣợc quan tâm, củng cố và phát huy hiệu quả đã có tác dụng động viên khuyến khích phong trào học tập trong các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động thanh tra, kiểm tra duy trì nề nếp, nâng cao chất lƣợng dạy và học các nhà trƣờng tiếp tục đƣợc tăng cƣờng.

Về y tế: năm 2011 Phú Lƣơng có 18 cơ sở y tế, trong đó có 16 trạm xá, 1 phòng khám khu vực và 1 bệnh viện với tổng số giƣờng bệnh là 136 giƣờng. Chăm sóc bệnh nhân là 146 y, bác sỹ, trong đó có 31 bác sỹ và trên đại học. Tuy nhiên, hệ thống các cơ sở y tế, trang thiết bị còn thiếu thốn và lạc hậu, trình độc chuyên môn còn hạn chế... chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện. Trong những năm tới huyện sẽ tiếp tục đầu tƣ để nâng cấp, mua sắm các trang thiết bị phục vụ y tế hiện đại hơn. Sự yếu kém của mạng lƣới y tế có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2007-2011 (Trang 54 - 55)