Trong những năm qua, Tòa án ở tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp. Giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Hầu hết các vụ án hình sự đều được xét xử kịp thời đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, có tính thuyết phục cao, "Thấu tình đạt lý", được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Trong công tác xét xử án hình sự, Tòa án ở tỉnh Thanh Hóa đã rất chú trọng đến chất lượng tranh tụng dân chủ công khai tại phiên tòa, tạo mọi điều kiện để người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, coi trọng ý kiến của luật sư và những người tham gia tranh tụng, phán quyết của Hội đồng xét xử chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Vì vậy hoạt động ADPL hình sự của Tòa án ở tỉnh Thanh Hóa đã chính xác, khách quan, công bằng hơn.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đã đạt được, vẫn còn một số vụ án còn có sai lầm về đánh giá chứng cứ, quyết định tội danh, quyết định hình phạt và áp dụng các thủ tục tố tụng hình sự. Mặc dù những sai lầm này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (dưới 1,5% tổng số vụ án đã giải quyết) nhưng ít nhiều đã ảnh hưởng đến uy tín của Tòa án, niềm tin của nhân dân đối với chế độ. Nguyên nhân chính của những sai lầm này là tinh thần trách nhiệm, trình độ năng lực và bản lĩnh nghề nghiệp của một số thẩm phán, hội thẩm nhân dân chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cải cách tư pháp, đòi hỏi Tòa án phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao chất lượng ADPL, xây dựng Tòa án thật sự trong sạch vững mạnh, là chỗ dựa tin cậy của người dân trong việc bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng hợp pháp của mình, là cơ quan bảo vệ công lý, công bằng xã hội.
Chương 3