Việc áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án phải thực sự dân chủ, minh bạch, bảo vệ các quyền lợi chính đáng hợp pháp của công dân

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 70)

chủ, minh bạch, bảo vệ các quyền lợi chính đáng hợp pháp của công dân

Với chức năng xét xử thì Tòa án là đại diện cho quyền lực tư pháp, phiên tòa hình sự là nơi biểu hiện tập trung cao nhất của quyền lực tư pháp, đồng thời là nơi thể hiện nền công lý, sự đối xử bình đẳng, công bằng trong tất cả các mối quan hệ và cũng là nơi thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của hệ thống tư pháp. Theo quy định của BLTTHS năm 2003, dưới sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa, người tham gia tố tụng đều có quyền tự do trình bày ý kiến của mình về vụ án. Bị cáo, luật sư và những người tham gia tố tụng khác đều có quyền tranh luận công khai với kiểm sát viên duy trì quyền công tố tại phiên tòa. Không được giới hạn thời gian tranh luận. Phán quyết của tòa án phải dựa trên kết quả công khai tại phiên tòa. Vì vậy phiên tòa hình sự phải được tổ chức đúng theo tinh thần nghị quyết 49/TW của Bộ Chính trị, thực sự dân chủ, minh bạch. Các tài liệu, chứng cứ phải được thẩm tra công khai tại phiên tòa, toàn bộ sự thật khách quan, nội dung các tình tiết

của vụ án phải được làm rõ tại phiên tòa. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình và giám sát hoạt động xét xử của Tòa án. Tòa án thực sự là chỗ dựa vững chắc của mỗi người dân khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại.

Trong quá trình thực hiện việc ADPL Tòa án cần chủ động quan tâm đến quyền lợi chính đáng của người dân, vì khái niệm quyền lợi chính đáng có nội hàm rộng hơn quyền lợi hợp pháp. Nhiều trường hợp pháp luật không thể dự liệu trước các tình huống trên thực tế, trong quá trình giải quyết vụ án những gì là lợi ích chính đáng thì cần quan tâm giải quyết thỏa đáng cho họ, dù đó là người liên quan, bị hại hay bị cáo. Như cân nhắc thận trọng trong việc xác định có tội hay không? tội danh gì? mức hình phạt tương xứng? hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam khi chưa thực sự cần thiết…

Kể cả khi người phạm tội có tội thì mục đích của hình phạt không chỉ trừng phạt kẻ phạm tội, mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật. Hệ thống hình phạt không quá hà khắc, dã man, xúc phạm nhân phẩm danh dự, gây đau đớn về thân thể và tinh thần đối với người phạm tội như hệ thống hình phạt của pháp luật phong kiến. Khi họ phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang chấp hành hình phạt tù, mà bị bệnh nặng, nếu tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ nguy hiểm đến tính mạng thì được hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù để chữa bệnh. Điều đó chứng tỏ quyền con người luôn luôn được pháp luật hình sự đặc biệt coi trọng trong tất cả các giai đoạn tố tụng.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)