ứng yêu cầu xây dựng cải cách tư pháp, bảo vệ các quyền con người,hội nhập quốc tế
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động tư pháp và yêu cầu cấp thiết phải cải cách tư pháp trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết về cải cách tư pháp, như nghị quyết 08 NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nêu rõ:
…Khi xét xử Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật; thực sự dân chủ, khách quan; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn luật định [7].
Mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta đến năm 2020 đã được chỉ ra trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị
là: "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao" [8].
Các nghị quyết này là cơ sở cho việc từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Quán triệt các nghị quyết này, Nhà nước đã có nhiều hoạt động cụ thể thực hiện chủ trương, cải cách tư pháp của Đảng. Đó là việc sửa đổi bổ sung, ban hành mới nhiều văn bản pháp luật nhằm kiện toàn và đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động ADPL của các cơ quan tư pháp, như: Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, BLHS năm 1999 sửa đổi năm 2009, BLTTHS năm 2003, Luật Tổ chức TAND năm 2002, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân sửa đổi năm 2011, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 1989 sửa đổi năm 2006... Việc thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước đòi hỏi các cơ quan tư pháp có sự đổi mới toàn diện. Thực tế các cơ quan tư pháp đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hội nhập quốc tế, thì những chuyển biến của các cơ quan tư pháp là chậm, chưa đồng bộ so với đổi mới lập pháp và cải cách hành chính, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhân dân. Vẫn còn tình trạng bắt giam, truy tố, xét xử oan sai, bỏ lọt người phạm tội…, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng về số vụ và tính chất mức độ phạm tội.
Trong hệ thống các cơ quan tư pháp Việt Nam, Tòa án được xác định là trung tâm, xét xử là trọng tâm của nền tư pháp và việc nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của Tòa án được coi là khâu đột phá của quá trình cải cách tư pháp. Tòa án là nơi thể hiện rõ nhất nguyên tắc dân chủ và bình đẳng. Bản án là kết quả của quá trình tố tụng từ điều tra cho đến truy tố, xét xử. Đòi hỏi hoạt động ADPL của Tòa án phải chính xác, khách quan, xét xử phải đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, góp phần duy trì trật tự xã hội, thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.