cũng như các cơ quan bổ trợ tư pháp khác.
Chất lượng ADPL hình sự của Tòa án gắn liền với chất lượng hoạt động điều tra của cơ quan điều tra và chất lượng hoạt động công tố. Do đó, để cải cách tư pháp có hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta chủ trương củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của cả ba cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra một cách đồng bộ và có những bước đi thích hợp.
Trong chiến lược cải cách tư pháp, Tòa án được xác định là trung tâm, xét xử là trọng tâm. Xét xử là một giai đoạn tố tụng độc lập, nhưng chất lượng xét xử phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của cơ quan điều tra và cơ
quan công tố. Tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra thu thập trong giai đoạn điều tra là cơ sở quan trọng để Hội đồng xét xử phân tích, đánh giá, thẩm tra công khai tại phiên tòa. Tài liệu chứng cứ được cơ quan điều tra thu thập đầy đủ sẽ thuận lợi cho Hội đồng xét xử làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án tại phiên Tòa, là cơ sở để Hội đồng xét xử xác định tội danh đối với bị cáo. Nếu không có kết quả điều tra thì không thể tiến hành hoạt động xét xử và thực tế cho thấy nhiều tình tiết của vụ án chỉ có thể được làm sáng tỏ trong giai đoạn điều tra mà tại phiên tòa không thể làm rõ.
Vì vậy để bảo đảm chất lượng xét xử án hình sự, cần phải nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan điều tra và cơ quan công tố.
- Xây dựng và củng cố các cơ quan bổ trợ tư pháp
Nghị quyết số 49 NQ/TW nhấn mạnh:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bổ trợ tư pháp (Luật sư, công chứng, giám định, cảnh sát tư pháp…) theo hướng đáp ứng ngày càng đầy đủ, thuận lợi các nhu cầu đa dạng về hỗ trợ pháp lý của nhân dân, doanh nghiệp, thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ các hoạt động bổ trợ tư pháp… [8].
Thực tiễn hoạt động xét xử cho thấy hoạt động của các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp, như: Luật sư, Giám định, Công chứng, Hộ tịch…, tuy không trực tiếp quyết định các bản án hình sự, nhưng hỗ trợ tích cực cho hoạt động ADPL hình sự của Tòa án. Kết quả hoạt động của các cơ quan này cung cấp các tài liệu chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm, làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án, nên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xét xử, đặc biệt là các vụ án gây thương tích, kết quả giám định là chứng cứ quan trọng định tội, định khung đối với bị cáo. Sự khách quan, kịp thời, chính xác của các hoạt động bổ trợ tư pháp, góp phần bảo đảm chất lượng xét xử của Tòa án. Ngược lại hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp kém hiệu quả, không chính xác, không kịp thời dễ dẫn đến sự sai lệch trong hoạt động tố
tụng hình sự, làm cho phán quyết của Tòa án không đúng với nội dung vụ án. Vì vậy, để bảo đảm chất lượng ADPL hình sự của Tòa án, phải nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bổ trợ tư pháp.