Áp dụng pháp luật trong xét xử án hình sự sơ thẩm

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 79)

Kết quả xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Thanh Hóa từ 2006 đến 2010 gồm:

Năm 2006 giải quyết 312/339 vụ, đạt 92%; Năm 2007 giải quyết 225 /243 vụ, đạt 92,5%; Năm 2008 giải quyết 130/134 vụ, đạt 97%; Năm 2009 giải quyết 111/114 vụ, đạt 97,3%; Năm 2010 giải quyết 108/109 vụ, đạt 99%;

Tỷ lệ giải quyết án hình sự hàng năm đều đạt tỷ lệ từ 92 đến 99% các vụ án đã thụ lý, đúng thời hạn luật định.

Thực hiện việc tăng thẩm quyền xét xử án hình sự cho Tòa án cấp huyện, Tòa án cấp tỉnh ít xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự hơn trước khi tăng thẩm quyền. Tuy nhiên các vụ án thuộc thẩm quyền cấp tỉnh lại rất phức tạp về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, số lượng bị cáo đông, địa bàn phạm tội rộng không chỉ trong tỉnh mà có thể xảy ra ở nhiều tỉnh, các vụ án thường có khung hình phạt cao có thể áp dụng hình phạt chung thân hoặc tử hình.

Kết quả xét xử án hình sự sơ thẩm của TAND cấp huyện từ 2006 đến 2010 gồm:

Năm 2006 là 852/958 vụ đạt 89%;

Năm 2007 giải quyết 981 /983 vụ, đạt 99,8%; Năm 2008 giải quyết 1085/1116 vụ, đạt 97%; Năm 2009 giải quyết 1386/1484 vụ, đạt 93%; Năm 2010 giải quyết 1277/1312 vụ, đạt 95%

Sau khi thực hiện việc tăng thẩm quyền đối với TAND cấp huyện thì việc xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự chủ yếu do Tòa án cấp huyện tiến hành. ADPL trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm luôn là phần việc chính trong hoạt động ADPL hình sự của Tòa án. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chứng cứ, xác định tội danh và áp dụng hình phạt cụ thể đối với mỗi bị cáo.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)