Bảo đảm nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 126)

độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Hội đồng xét xử gồm các thẩm phán và Hội thẩm nhân dân nhân danh quyền lực nhà nước để phán quyết một công dân có tội hay không có tội, nếu có tội phải gánh chịu hình phạt rất nghiêm khắc, kể cả tước đoạt tính mạng. Vì vậy không thể giao cho riêng một cá nhân nào, mà phải là tập thể Hội đồng xét xử quyết định, các thành viên có quyền ngang nhau, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đó là yêu cầu tối cao để bảo đảm cho việc xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không xử oan người vô tội không bỏ lọt tội phạm.

Nguyên tắc này được đảm bảo dưới các khía cạnh sau:

Thứ nhất: Độc lập với những yếu tố khách quan tác động từ bên ngoài Tòa án, như của cấp ủy Đảng lãnh đạo trực tiếp; Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc đánh giá, tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán; Tác động của cơ quan, người tiến hành tố tụng khác (như điều tra, kiểm sát…), hoặc tác động của những người tham gia tố tụng (bị cáo và gia đình, bị hại, luật sư…). Dư luận xã hội, thông tin trước phiên tòa của các cơ quan thông tin đại chúng cũng là những yếu tố tác động đến sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm.

Thứ hai: Độc lập từ các yếu tố khách quan tác động từ bên trong các mối quan hệ nội bộ của Tòa án. Độc lập giữa Tòa án cấp dưới với Tòa án cấp trên, độc lập trong nội bộ một Tòa án, giữa thẩm phán chủ tọa với chánh án, chánh tòa. Cần phải tách bạch giữa quan hệ hành chính với quan hệ tố tụng. Đề cao trách nhiệm của Hội đồng xét xử đối với phán quyết của mình, tránh việc ỷ lại đường lối của tập thể, của Tòa án cấp trên hoặc phụ thuộc vào quan điểm của cơ quan tố tụng khác, bảo đảm tính độc lập của thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Phán quyết của Hội đồng xét xử phải dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Thứ ba: Độc lập giữa các thành viên trong Hội đồng xét xử, mỗi thành viên độc lập và ngang quyền với nhau trong việc đánh giá chứng cứ và đưa ra

kết luận. Khi nghị án chỉ có các thành viên Hội đồng xét xử mới được nghị án, thẩm phán phải tôn trọng Hội thẩm, không được áp đặt ý kiến của mình cho Hội thẩm. Hội thẩm có quyền đưa ra ý kiến và kết luận độc lập của mình về vụ án. Các vấn đề của vụ án được các thành viên của Hội đồng xét xử biểu quyết từng vấn đề một,thẩm phán biểu quyết sau cùng. Quyết định của bản án là quyết định của đa số thành viên Hội đồng xét xử, ý kiến thiểu số khi nghị án được bảo lưu bằng văn bản lưu trong hồ sơ vụ án.

Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là hai nội dung có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ khi nào bảo đảm cho Thẩm phán và Hội thẩm độc lập, thì họ mới chỉ tuân theo pháp luật và ngược lại. Thẩm phán và Hội thẩm độc lập mới nâng cao được chất lượng xét xử, nâng cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên Hội đồng xét xử, đúng với tính chất của hoạt động xét xử, bảo đảm khách quan đúng với diễn biến phiên tòa. Nguyên tắc "Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" được nghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp từ năm 1946 đến nay. Được khẳng định tại điều 130 Hiến pháp 1992, điều 16 BLTTHS và điều 5 Luật Tổ chức TAND năm 2002. Tuân thủ nguyên tắc này là yếu tố quan trọng bảo đảm cho bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân (Qua thực tiễn Tỉnh Thanh Hóa ) (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)