Phân tích nội bộ công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 68 - 71)

Đánh giá môi trường nội bộ chính là việc rà soát, đánh giá các mặt của công ty, mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng như điểm yếu mà công ty còn mắc phải, là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh, hạn chế cần khắc phục và sửa chữa những điểm yếu đang tồn tại.

Phân tích tài chính

ROE của công ty qua các năm theo Bảng 2.5.

Suất sinh lời của vốn chủ sỡ hữu giảm dần. Đối với năm 2011 hiệu quả sử dụng thấp do suất lợi của công ty nhỏ hơn mặt bằng lãi suất huy động của ngân hàng 14%/năm (năm 2011). (Gia đoạn này công ty đang trong quá trình chuyển đổi hình thức kinh doanh).

Bên cạnh đó cơ cấu vốn chủ sở hữu chiếm từ 77% đến 79% từ năm 2010 đến 2011, vốn vay ít(Bảng 2.1). Điều này giúp công ty tự chủ được khả năng tài chính của mình, ít chịu sự biến động của thị trường lãi vay.

Tất cả các công ty đều có những điểm mạnh, điểm yếu trong các lĩnh vực kinh doanh. Không công ty nào mạnh hay yếu về mọi mặt. Những điểm yếu, điểm mạnh bên trong cùng những cơ hội, nguy cơ từ bên ngoài là những điểm cơ bàn mà công ty cần quan tâm khi xây dựng chiến lược. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của công ty là dựa vào sự so sánh với các công ty khác trong ngành và dựa vào kết quả hoạt động của công ty. Điểm mạnh của công ty là những điểm làm tốt hơn đối thủ, là những điểm mà đối thủ cạnh tranh không dễ dàng có được, nó tạo nên lợi thế cạnh tranh của công ty. Điểm yếu là những mặt hạn chế của công ty, đó là những điểm công ty cần điều chỉnh khi xây dựng chiến lược

Điểm mạnh

- Là công ty còn non trẻ, mới thành lập đã đang bắt đầu xâm nhập vào thị trường để có một vị trí đứng, do đó sản phẩm công ty mang đến cũng mới mẻ, đa dạng, phong phú màu sắc, nó sẽ điểm thu hút đối với những khách hàng hiếu kì muốn thay đổi cái mới cho sản phẩm của mình.

- Các phân xưởng gia công của công ty đều có mặt bằng rộng và được bố trí hợp lý, hệ thống bảo vệ môi sinh môi trường tương đối tốt, kho chứa thành

phẩm xuất được bố trí tại phân xưởng nằm dọc theo đường lộ chính thuận lợi cho quá trình vận truyển và phân phối đến nơi tiêu thụ.

- Nguồn các yếu tố đầu vào của công ty được thu mua một cách khoa học, có trình tự. Công ty có kho và chất bảo quản nguồn đầu vào để đảm bảo duy trì số lượng thành phẩm đáp ứng xuyên suốt cho khách hàng khi trái mùa chăn nuôi. Bên cạnh đó công ty có mối quan hệ rộng nên rất thuận lợi cho việc tìm nguồn nguyên liệu.

- Nhu cầu các sản phẩm bằng da như giày dép, túi xách,.. là không thể thiếu đối với con người và ngày càng được nâng cao. Bên cạnh cái đòi hỏi về kiểu dáng, mẫu mã thì cần phải đa dạng nguyên liệu bằng da, màu sắc da, chất lượng da phải ngày càng được cải thiện. Công ty Hoàng Gia đã thấy được xu thế đó và đã đưa ra những chính sách phù hợp như đầu tư vào công nghệ gia công mới, màu sắc mới,..Sự nhạy bén đó đã mang lại cho công ty nhiều kết quả đáng ghi nhận.

- Về hình thức gia công: trước tình hình Việt Nam hiện nay đang đa phần các công ty cùng ngành khác theo phương thức gia công nhận nguyên liệu giao thành phẩm. Riêng đối với Hoàng Gia sử dụng phương thức kết hợp, với phương thức này công ty hoàn toàn chủ động trong việc quản lí chi phí đầu vào, điều chỉnh lợi nhuận cho công ty ở mức tối đa.

- Lực lượng lao động chủ yếu của công ty là lao động phổ thông, lao động chân tay nên chi phí cho nhân công thấp.

- Vốn của công ty chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu chiếm từ 75-80%. Với cơ cầu vốn như vậy thì giúp công ty có năng lực tự chủ tài chính cao. Khả năng chịu sự biến động từ lãi suất thị trường không cao.

Điểm yếu

- Hoạt động kinh doanh xuất khẩu trực tiếp còn rất hạn chế, da xuất khẩu phần lớn đều thông qua đối tác thứ ba, thực hiện theo hợp đồng phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài. Không đảm bảo, uy tín vế chất lượng của sản phẩm.

- Công ty chưa có quan hệ giao lưu quốc tế rộng, các mối quan hệ tìm HĐ cho công ty sẽ là thách thức lớn của công ty ở thị trường nước ngoài.

- Công ty chưa có vị trí thật sự trên thị trường thế giới. Điều này làm công ty bị động trong việc lựa chọn khách hàng.

- Do công ty còn non trẻ nên việc điều hành của Công ty còn gặp nhiều khó khăn. Năng lực điều hành và hoạch định kế hoạch phát triển cho công ty chưa lớn mạnh. Khả năng cạnh tranh gay gắt với công ty cùng ngành.

- Khó khăn thực tế nhất của Công ty là về nguồn vốn, nguồn vốn của Công ty chưa nhiều. Hạn hẹp về tài chính ảnh hưởng rất lớn mở rộng qui mô và các định hướng phát triển khác trong tương lai.

Cơ hội

- Với nguồn nhân lực dồi dào, làm việc chăm chỉ, nhất là giá nhân công rất thấp, Công ty cho rằng đây là thế mạnh của mình. Theo số liệu của Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam(Lefaso), mức lương bình quân của lao động ở Việt Nam khoảng 100-150 USD/tháng, đứng sau lương lao động tại Trung Quốc từ 120-180 USD/tháng, lương lao động tại Thái Lan từ 220 – 300 USD/tháng.

- Thuế chống bán phá giá qua thị trường EU đối với Việt Nam được tháo gỡ từ nằm 2011. Điều này sẽ tạo cơ hội cho công ty cạnh tranh công bằng với các nước xuất khẩu khác khi tham gia vào EU như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,…

- Tỷ giá hối đoái hiện giờ tăng lên 1,7% so với năm 2011 (Nguồn từ

Vietnamnet.vn), thích hợp cho hoạt động xuất khẩu. Dự báo trong 5 năm tới tỷ

giá tiếp tục tăng.

- Nhu cầu da cho sản xuất giày, túi xách, ghế, đồ dùng bằng da,...để xuất khẩu và tiêu thụ trong nước rất lớn khoảng 8,5 – 8,7 tỷ USD/năm (số liệu theo Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam). Trong khi đó các nhà máy thuộc da trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 20% cho các nhà máy sản xuất đồ da ( 80% nhập khẩu – theo ông Vũ Văn Minh- Tồng giám đốc vina giày) cho nên nhu cầu cho ngành này còn rất lớn, còn nhiều khoảng trống để công ty vùng vẫy.

- Sự hỗ trợ của Chính phủ về vốn vay ưu đãi cho các công ty thuộc ngành cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất, ưu đãi hạ mức lãi suất từ 1% – 4%/ năm so với biểu lãi suất cho vay thông thường

Thách thức

- Hành lang pháp lý của Việt Nam còn kém, đây được xem là rào cản lớn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Công ty ít cơ hội được đầu tư để mở rộng sản xuất.

- Ngành thuộc da được đánh giá là ngành độc hại. Việc đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải cao. Chưa nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Chưa có khu công nghiệp tập trung cho ngành thuộc da. Điều này sẽ làm cho công ty mất khả năng

cạnh tranh với một số nước khác, ví dụ như Thái Lan có hai khu công nghiệp thuộc da nằm trong khu công nghiệp khép kín, tập trung nhà nước xử lý 100% nước thải. Khu công nghiệp 188 Sukhumvit Road, km34 Bangpoomai, Mueng, Samutprakarn – Thailand 10280 và Khu công nghiệp 730 Sukhumvit Road, km 30 Taiban, Samutprakam – Thailand 10280.(Nguồn từ công ty Hoàng Gia).

- Ngành thuộc da được xem là ngành tự phát, chưa được quy hoạch cụ thể, tự đầu tư, chưa được hướng dẫn về kỷ thuật công nghệ mặc dù đã có Hiệp hội da giày và Túi xách Việt Nam nhưng không ảnh hưởng nhiều đến ngành da giày. Công ty phải tự tìm hiểu để nâng cao kỹ thuật công nghệ cho ngành. Để có thể tiếp tục tạo cho mình một vị trí đứng trong thị trường nội địa cũng như nước ngoài.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 68 - 71)