Phân tích tình hình tài chính của công ty so với trung bình ngành tương đương

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 60 - 64)

trung bình ngành tương đương

Bảng 2.12 Một số chỉ số tài chính tại công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ số 2010 2011 Công ty TB ngành da giày Công ty TB ngành da giày Nhóm tỷ số thanh toán

1. Tỷ số thanh toán hiện hành 3,95 1,73 3,28 1,78 2. Tỷ số thanh toán nhanh 2,60 1,19 2,25 0,81

Hệ số biên lợi nhuận gộp 14,18% 12,34% 7,61% 10,29%

EBIT 3.660 3.889 2.511 2.625 Net income 3.630 3.089 2.268 2.163 Nhóm tỷ số đòn bẩy tài chính 1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản 22,54% 41,15% 20,76% 43,60% 2. Tỷ số nợ trên VCSH 29,10% 26,20% 3. Tỷ số nợ dài hạn trên VCSH 0,00% 0,00% 4. Tỷ số tổng tài sản trên VCSH 129,10% 126,20% 5. Khả năng thanh toán lãi vay 120,02 10,35

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2011, Báo cáo tổng kết kế hoạch sản xuất kinh doanh của hiệp hội da giày Việt Nam năm 2011.)

Khả năng thanh khoản ( liquid)

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn. Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng huy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả nợ.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 là 3,28; tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 3,28 đồng tài sản ngắn hạn.

So với năm 2011, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty giảm 0,67 lần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng tài sản ngắn hạn năm 2011 tăng ít hơn nhiều so với tốc độ tăng nợ ngắn hạn. (tăng 25,44% so với 51,34%)

Mặt khác, vào năm 2011 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty so với trung bình nhóm ngành cũng cao hơn đáng kể (3,28 so với 1,78), điều này chứng tỏ trong nhóm ngành kinh doanh thì công ty Hoàng Gia có một khả năng thanh toán nợ ngắn hạn rất tốt.

Qua phân tích trên ta thấy, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2011 là 3,28 con số này thể hiện khả năng đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngăn hạn rất tốt của công ty. Hệ số trên giảm hơn so với năm 2010 nhưng cũng ở mức cao hơn so với hệ số trung bình ngành.

Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đã gom toàn bộ tài sản ngắn hạn lại mà không phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Để khắc phục điều này người ta dùng hệ số thanh toán nhanh.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh gia khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở chỗ là nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao.

Theo bảng trên ta thấy, năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2,25 tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn tiền gì thêm, với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 2,25 đồng tài sản ngắn hạn. Tức là công ty không cần bán hàng tồn kho cũng thừa khả năng trả nợ.

So với năm 2010, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm 0,35 lần với tốc độ giảm 13,46%. Nguyên nhân cũng tương tự như đối với hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở trên, tốc độ tăng của các khoản (Tiền+Đầu tư ngắn hạn+Phải thu khách hàng) tăng yếu hơn tốc độ tăng của khoản nợ ngắn hạn. So với trung bình nhóm ngành, năm 2011 hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng hơn nhiều ( 2,25 so với 0,81).

Qua phân tích ở trên, có thể thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 2,25 đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh rất tốt, mặc dù giảm so với năm 2010 nhưng cũng cao hơn so với trung bình ngành.

Hệ số biên lợi nhuận gộp (gross margin)

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh với trung bình ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn trung bình ngành chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi và kiểm soát chi phí hiệu quả tốt.

Như bảng số liệu trên ta thấy, hệ số biên lợi nhuận gộp của công ty từ năm 2010 đến năm 2011 giảm, từ 14,18% xuống chỉ còn 7,61% điều này có nghĩa là tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (chi phí nguyên vật liệu, nhân công,..) tăng nhanh hơn tốc độ của doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận gộp tăng chậm hơn so

với doanh thu thuần, hệ số biên lợi nhuận gộp giảm. Như vậy khi công ty tăng lợi nhuận gộp thì đồng thời cũng phải tìm cách làm tăng hệ số biên lợi nhuận gộp.

Đối với trung bình ngành, năm 2010 hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn trung bình chứng tỏ công ty Hoàng Gia quản trị các khoản chi phí tốt. Nhưng đến năm 2011 thì hệ số biên lợi nhuận gộp của công ty nhỏ hơn trung bình ngành 2,68%, tức là khả năng quản trị các chi phí không hiệu quả. Nguyên nhân chính là do từ năm 2010 đến năm 2011 công ty thay đổi hình thức kinh doanh. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của lạm phát, tình hính kinh tế bất ổn vào năm 2011 tác động không nhỏ đến trung bình ngành nói chung và công ty Hoàng Gia nói riêng.

EBIT, Net income

Nhìn tổng quan về EBIT của công ty qua 2 năm đều nhỏ hơn trung bình ngành, điều này cho thấy do công ty còn non trẻ, tập trung đầu tư vào chi phí quản lý và chi phí bán hàng để tăng khả năng cạnh tranh của mình. Điều này là phải chấp nhận trong thời gian đầu để tạo thương hiệu cho công ty, gia tăng khả năng tạo doanh thu. Nhưng sau khi công ty đã có được thương hiệu trên thị trường thì công ty nên kiểm soát lại việc sử dụng chi phí bán hàng, chi phí quản lý cho hợp lý.

Bên cạnh đó, trong thời gian nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao nên việc công ty sử dụng nợ ít là một lợi thế, giảm được gánh nặng về chi phí lãi vay điều này dẫn đến là Net income của công ty qua 2 năm đều cao hơn trung bình ngành.

Khả năng đòn bẩy tài chính (Levergare)

Chỉ số nợ được tính bằng việc chia tổng nợ cho tổng tài sản. Tổng số nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường thích công ty có chỉ số nợ thấp, vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có chỉ số nợ cao, vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên, muốn biết chỉ số này cao hay thấp thì cần phải so sánh với chỉ số nợ của bình quân ngành. Chỉ số nợ càng thấp thì mức độ bảo vệ dành cho các

chủ nợ càng cao trong trường hợp DN rơi vào tình trạng phá sản và phải thanh lý tài sản.

Mặc dù, công ty vừa mới thành lập được 5 năm nhưng doanh thu và lợi nhuận thu được luôn đảm bảo nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty sử dụng đa phần là vốn chủ sở hữu, khoảng 30% (Bảng 2.1) dựa vào nguồn tài trợ từ vay ngân hàng, ít sử dụng nợ, khả năng tự chủ tài chính cao, ít chịu sự biến động của lãi suất tăng so với những công ty khác trong ngành. Tuy nhiên việc sử dụng nợ ít sẽ làm hạn chế khả năng tận dụng đòn bẩy tài chính để khuếch đại suất sinh lợi cho vốn chủ sở hữu so với các công ty khác trong ngành ( tỷ số nợ của công ty là 20,76% nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình ngành 40,6% vào năm 2011).

Do việc sử dụng nợ quá ít, so với trung bình ngành công ty nên vay thêm nợ để tăng vốn cho hoạt động kinh doanh và tận dụng hiệu quả đòn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w