Sự cần thiết phải thúc đẩy hoạt động gia công da giày xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 35 - 38)

giày xuất khẩu của Việt Nam.

Ngày nay, để phát triển nền kinh tế đất nước các nước điều đề chiến lược phát triển kinh tế phù hợp. Đối với các nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì chiến lược phát triển kinh tế đất nước dựa vào các nguồn lực sẵn có của đất nước là rất cần thiết. Việt Nam là một đất nước có dân số khoảng hơn 87 triệu người, đây là nguồn lao động rất dồi dào cho nên nếu được khai thác tốt thì đó sẽ là một nguồn lực để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với một nền công nghệ, kỹ thuật tương đối lạc hậu thì bên cạnh việc đầu tư phát triển các ngành công nghệp sử dụng nhiều lao động là rất cần nhiều. Nó cho phép khai thác triệt để các lợi thế so sánh của đất nước và thu hút được nguồn công nghệ kỹ thuật tiên tiến cho đất nước. Nền công nghiệp da giày sử dụng vốn không lớn nhưng lại sử dụng nhiều lao động và lực lượng lao động này là không cần đòi hỏi có trình độ học vấn cao, đây điều rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Mặt khác ngành công nghiệp da

giày sử dụng nhiều lao động sẽ giúp cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Trong tình hình đa số hàng hóa của Việt Nam nói chung và mặt da giày nói riêng có các nhãn hiệu thương mại được người dân trên thế giới biết đến và ưu chuộng không phải là nhiều cho nên cùng với việc mở rộng các quan hệ quốc tế và tạo điều kiện cho hàng hóa thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì việc gia công xuất khẩu da cho ngành giày là điều cần thiết. Gia công xuất khẩu hàng da giày sẽ tận dụng được mọi lợi thế so sánh của đất nước, giúp cho việc nâng cao được trình độ quản lý và tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâm nhập dễ hơn vào thị trường thế giới. Vì lý do đó và với điều kiện của nền kinh tế hiện nay với vấn đề thiếu vốn, thiếu công nghệ thì việc gia công xuất khẩu da cho ngành giày là điều cần thiết.

Mặt khác, tuy số lượng lao động cao nhưng tỷ lệ lao động kỹ thuật có tay nghê lại rất thấp, cho tới nay chỉ có khoảng 15% lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật (Trung tâm Nghiên cứu Thị trường Lao động - Đại học

Leicester, Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, và Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam). Do đó vấn đề đặt ra là phải đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao

động và không đòi hỏi chất lượng lao động quá cao. Gia công da cho ngành giày có thể đáp ứng được yêu cầu này.

Trình độ tiếp thị và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của chúng ta còn thấp. Phát triển gia công xuất khẩu và sử dụng các trung gian là một bước để các doanh nghiệp Việt Nam tích lũy kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế. Trên đây là lý do cơ bản cho thấy rằng việc phát triển gia công xuất khẩu da cho ngành giày ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và tất yếu.

CHƯƠNG 3 - HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU DA GIÀY CỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG

GIA GIAI ĐOẠN NĂM 2010- THÁNG 9/2012

3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hoàng Gia.

Công ty được thành lập vào ngày 08/12/2007. Công ty nằm tại 54 Đường Lương Minh Nguyệt, Phường Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, Thành Phố Hồ Chí Minh. Tử năm 2007 đến năm 2010 công hoạt động chủ yếu là kinh doanh mua và bán da thuộc, từ năm 2011 đến nay công ty chuyển hình thức kinh doanh sang gia công hàng xuất khẩu.

Đối tượng tiêu dùng của công ty là người sản xuất, các công ty sản xuất có sử dụng nguyên liệu là da sản xuất hàng hóa.

Nguyên liệu của công ty từ nội địa và nhập khẩu da bò thô, chưa thuộc. Trong đó, thị trường nội địa chiếm khoảng 30%, còn lại là thị trường nhập khẩu. Nội địa từ các tỉnh miền Bắc, Bắc Trung Bộ, và một số tỉnh miền Nam. Nhập khẩu từ các thị trường trên thế giới như Bỉ, Pháp,Thái Lan, Nam Phi, Brazil,..như công ty CBR Couros Bom Retiro LTD tại Brazil, Chan KiJ Tannery tại Thái Lan, MunKhony Tannery tại Ai Cập.

Nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng Techcombank và vốn chủ sở hữu chiếm từ 75-80% tổng tài sản.

Bảng 2.1 Nguồn vốn của công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng VỐN 2010 2011 9/2012 Vốn vay 3.105 4.699 6.409 Vốn chủ sở hữu 10.669 17.938 19.805 Tổng Nguồn vốn 13.774 22.637 26.214 % Vốn chủ sở hữu 77 79 76

Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường nội địa cung cấp nguyên liệu cho các công ty sản xuất giày dép, túi xách, ghế ô tô,..Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác.

Hình thức xuất khẩu là gián tiếp, xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu theo hợp đồng ký kết với các khách hàng như Lascote, Adidas, Nike,…và đặc biệt là khu chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài (Bình Dương, Tây Ninh, Long An,…) ví dụ như như KCX Ninh Trung 3 tại Tây Ninh, KCX Sóng thần tại Bình Dương, và một số công ty sản xuất khác. Trong đó xuất khẩu tại chổ cho khu chế xuất chiếm từ 60 -70% tổng sản lượng xuất khẩu. Hợp đồng cho Lascote 20%, phần còn lại Adidas, Nike và một số khách hàng khác.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w