Đánh giá môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 64 - 68)

Môi trường vĩ mô

-Yếu tố tự nhiên

Là công ty da thuộc thì yếu tố đầu vào chính của công ty là các loại da thô, da chưa thuộc từ động vật (bò, trâu,…). Đa phần là da từ gia súc chăn nuôi nên yếu tố tự nhiên về thời tiết, nước, năng lượng,..ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố đầu vào của các công ty nói chung và của công ty Hoàng Gia nói riêng.

Việt Nam là một nước nông nghiệp kết hợp với điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc chăn nuôi động vật lấy da, là cơ hội đảm bảo yếu tố đầu vào cho công ty. Bên cạnh đó, thách thức đặt ra ở đây là việc thu mua đối với yếu tố đầu vào này là theo mùa vụ chăn nuôi, đòi hỏi công ty phải có biện pháp luôn ổn định yếu

tố đầu vào xuyên suốt để giữ uy tính cho công ty và luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

-Yếu tố xã hội

Việt Nam với hơn 87 triệu dân và là cơ hội cho sản lượng hàng hóa được sản xuất ra đáp ứng cho nhu cầu này, một nhu cầu khá cao. Đồng thời, Tp.HCM là một trong những khu vực có mật độ dân số cao nhất nước 3.531 người/km2 (Số

liệu thống kê năm 2010 , nguồn http://vi.wikipedia.org) nó cũng chính là cơ hội

cho công ty Hoàng Gia nói riêng. Dân số đông là nguồn nhân lực dồi dào cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng trình độ lao động còn thấp chủ yếu là lao động chân tay và công ty Hoàng Gia là thích hợp cho những nguồn lao động như vậy, chủ yếu là gia công, sơ chế, nhuộm phẩm màu bằng chân tay.

Bên cạnh đó, cũng gặp không ít khó khăn về lối sống, chất lượng đời sống còn thấp nhu cầu về càng mặt hàng xa xỉ còn hạn chế hạn chế doanh thu về cho công ty (hàng xa xỉ là hàng thu lợi nhuận cao cho công ty). Song song đó, thị trường hàng hóa thường đáp ứng không kịp nhu cầu của người tiêu dùng vì sự linh hoạt của họ về thay đổi mẫu mã, màu sắc, thời trang,…Đặc biệt tôn giáo ảnh hưởng lớn đến đầu ra xuất khẩu của ngành, một số nước Trung Đông thờ bò thì việc nhập khẩu da cho các ngành là không thể.

-Yếu tố kinh tế

Tỷ lệ lãi suất: Sự hỗ trợ của Chính phủ về vốn vay ưu đãi cho các công ty thuộc ngành cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất, ưu đãi hạ mức lãi suất từ 1% – 4%/ năm so với biểu lãi suất cho vay thông thường

Tỷ giá hối đoái: Thay đổi về tỷ giá hối đoái có tác động lớn đến giá của các mặt hàng xuất nhập khẩu của công ty. Khi tỷ giá hối đoái tăng thì sẽ có lợi cho xuất khẩu và ngược lại. Hiện giờ tỷ giá đang tăng dần, tăng 1,7% so với năm 2011 (nguồn vietnamnet.vn) thích hợp cho xuất khẩu tại công ty.

Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát gây xáo trộn nền kinh tế làm nền kinh tế nhưng phát triển chậm lại ảnh hưởng mạnh đến tiến độ phát triển của công ty. Đồng thời tỷ lệ lạm phát làm tăng sự biến động của đồng tiền, tăng chi phí các yếu tố đầu vào của công ty, tăng lãi suất tác động mạnh đến việc sử dụng vốn, tăng lãi vay ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Năm 2011 với con số lạm phát 18,13% (nguồn từ vneconomic.vn) đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vay vốn của công ty. Do các ngân hàng siết chặt cho vya, điều kiện xét duyệt cho vay khó

khăn hơn. Đến nay, tình hình kinh tế khá ổn, dự báo là lạm phát xuống 2 con số, điều kiện tốt cho công ty tăng nguồn vốn vay.

Quan hệ giao lưu quốc tế: Việt Nam hội nhập và phát triển chính là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung và công ty Hoàng Gia nói riêng. Tạo cơ hội cho công ty mở rộng thị trường xuất khẩu. Nâng cao sự cạnh tranh đối với các công ty cùng ngành trong nước.

-Yếu tố công nghệ- kỹ thuật

Yếu tố công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho phép công ty chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động.Các yêu tố này này tác động hầu hết đến các mặt của sản phẩm như: đặc điểm sản phẩm, màu sắc, chất lượng, giá cả sản phẩm, sức cạnh tranh sản phẩm. Nhờ vậy mà công ty có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình sản xuất mở rộng qui mô. Ngược lại, trình độ công nghệ thấp thì không những giảm khả năng cạnh tranh của công ty mà còn giảm lợi nhuận, kìm hãm sự phát triển.

Hòa chung vào tình hình Việt Nam hiện nay, công nghệ kỹ thuật về ngành thuộc da này chưa cao, và công ty Hoàng Gia cũng không ngoại lệ, nên việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU chính là cơ hội cho công ty tiếp thu được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của họ.

Môi trường vi mô (môi trường ngành)

-Các đối thủ tiềm năng

Công ty Cổ phần Da Sài Gòn chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng da thuộc, da mũ giày, các sản phẩm đổ da. Da thuộc 05 triệu sqft/năm . Thị trường xuất khẩu chính là thị trường EU.

Công ty Cổ phần thuộc da Hào Dương chuyên thuộc da các loại, chế biến da gia súc, gia công thuộc da. Trung bình 55000 tấn/năm. Thị trường chính của Hào Dương là Nhật Bản, và một số nước Châu Âu khác.

Công ty TNHH Huynh Đệ thuộc da Hưng Thái, mặt hàng chính là da cho giày dép, túi xách 6 triệu sqf/năm, da bọc nêm, da dây nịt 2 triệu sqf/năm. Thị trường chính xuất khẩu chính của công ty là Các nước Châu Á.

-Những sản phẩm thay thế.

Sự tồn tại những sản phẩm thay thế hình thành một sức ép cạnh tranh rất lớn, nó gới hạn mức giá một công ty có thể định ra và do đó giới hạn mức lợi nhuận của công ty. Ngược lại, nếu công ty ít sản phẩm thay thế, công ty có cơ hội để tăng giá và kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.

Đặc thù ngành thuộc da này là không có sản phẩm thay thế và đây cũng chính là lợi thế cho công ty Hoàng Gia có cơ hội “dẫn đạo giá” và kiếm được lợi nhuận cao đối với khả năng thây thế sản phẩm.

-Sức ép về giá của khách hàng

Khách hàng được xem như sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá cả xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí hoạt động của công ty tăng lên. Khi xuất khẩu sang EU, do thị trường EU quá rộng lớn, việc họ tìm khách hàng để đặt hàng là quá rộng, họ có nhiều sự lựa chọn, khi đó sẽ tạo sức ép về giá cho công ty. Nhưng với vị thế hiện giờ của công ty thì công ty nên chấp nhận sự lệ thuộc về giá, tạo cơ hội để tự phát triển mình tạo thương hiệu cho mình. Sau khi có một vị trí đứng trên thị trường thế giới thì sẽ đi tìm chiến lược khác.

Đối với ngành da thuộc này thì khách hàng chính là nhà sản xuất hàng hóa bằng da, khách hàng tập trung theo phân khúc khách hàng nên sự de dọa khi họ đẩy giá cả xuống cao. Nhưng, công ty chính là nhà cung cấp chính cho họ, và họ khó tìm sản phẩm thay thế nên giá sẽ phụ thuôc vào bên mình nhiều hơn.

-Sức ép về giá của nhà cung cấp

Nhà cung cấp các yếu tố đầu vào được xem là sự đe dọa đối với công ty khi họ có thể đẩy mức giá hàng cung cấp cho công ty lên hoặc giảm chất lượng sản phẩm cung cấp, thay đổi điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng…ảnh hưởng đến giá thành, đến chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng đến mức lợi nhuận của công ty.

Nhà cung cấp các yếu tố đầu vào cho ngành da tại Việt Nam không có sự tập trung theo từng vùng, chính họ sẽ là người đi tìm khách hàng cho chính mình, điều này là lợi thế cho công ty Hoàng Gia nói riêng, có lợi thế về giá. Nhưng bên cạnh đó, khi thu mua da trái mùa chăn nuôi thì sức ép của giá càng cao, vì lúc này không còn nguồn cung cho đầu vào quá thấp. Một vấn đề nữa, công ty không phải là khách hàng chính của nhà cung cấp vì họ chăn nuôi không chỉ để lấy da mà còn lấy thịt, lông,.. Do đó, công ty sẽ chịu sức ép về giá cả đối với nhà cung cấp.

Nhưng khi sang EU, kết hợp phương thức mua đứt bán đoạn hoặc nhập nguyên liệu giao thành phẩm, với phương thức này mặc dù công ty không chủ

động về nguyên vật liệu, điều phối lợi nhuận của mình nhưng công ty sẽ một phần làm giảm sức ép về giá đối với nguồn đầu vào.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w