Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 53 - 60)

hình 5 áp lực cạnh tranh

Đối với Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hoàng Gia với định hướng là mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường EU thì chúng ta sẽ sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh này để phân tích xem công ty có nên mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU hay không. Đối với một thị trường khó tính như EU thì công ty phải làm gì?

Số lượng và quy mô nhà cung cấp: Số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành, doanh nghiệp. Nếu trên thị trường chỉ có một vài nhà cung cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Hiện nay, có rất nhiều trang trại trong và ngoài nước cung cấp nguồn da thô, ví dụ như chuyên về da bò có trang trại chăn nuôi bò thịt Bình Thuận, xí nghiệp chăn nuôi Hoàng Hưng, chuyên về da trâu có trang trại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, các công ty nước ngoài khác như CBR Couros Bom Retiro LTD tại Brazil, Chan KiJ Tannery tại Thái Lan, MunKhony Tannery tại Ai Cập…Từ đó có thể thấy, số lượng nhà cung cấp nguồn yếu tố đầu vào phong phú tạo nhiều cơ hội để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho mình, và sức ép từ phía nhà cung cấp sẽ giảm. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, thông tin về nhà cung cấp sẽ rõ ràng và chính xác, và có rất nhiều kênh thu thập thông tin có hiệu quả giúp cho công ty có thể lựa chọn nhà cung cấp một cách dễ dàng nhất. Tuy nhiên còn phải phụ thuôc vào điều kiện tự nhiên (thiên tại, bão, lụt,..) và thời điểm thu hoạch gia súc, đây là yếu tố bên ngoài sẽ làm tăng sức ép đối với nhà cung cấp.

Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp: trong vấn đề này ta nghiên cứu khả năng thay thế những nguồn yếu tố đầu vào do các nhà cung cấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp (Switching Cost). Nguồn nguyên liệu chính cho ngành là các loại da thô của gia súc, không có mặt hàng thay thế, chỉ có thể thay thế giữa các loại da với nhau, nên dường như công ty sẽ ở vào thế bị động khi phải phụ thuộc vào nhà cung cấp. Khi xâm nhập vào EU, công ty phải thay đổi phương thức, thay đổi phí chuyển đổi nhà cung cấp.

Các điều kiện về yếu tố sản xuất: Yếu tố đầu vào của một ngành bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn đất, nguồn vốn, nguồn lao động và công nghệ máy móc. Các yếu tố này đóng một vai trò hết sức quan trọng để tạo ra sức cạnh tranh của công ty Hoàng Gia nói riêng và ngành da giày Việt Nam nói chung. Để đảm bảo cho cạnh tranh, nguồn lao động không chỉ có giá rẻ mà phải còn có chất lượng cao, không chỉ có nguồn vốn dồi dào mà phải còn biết cách sử dụng vốn cho hiệu quả, mặc dù chi phí nguồn nguyên liệu thô thấp mà phải còn biết sử dụng một cách tiết kiệm nhưng phải đảm bảo chất lượng…Không thể nói

công ty có sức cạnh tranh cao trong khi sản xuất với mức chi phí đầu vào thấp. Giả sử với 100kg da bò thô công ty Hoàng Gia mua với giá 110USD, gia công một cách tiết kiệm có chắc lọc nhưng đảm bảo chất lượng tạo ra được 70sqf bán được với giá 1500USD/sqf. Công ty Cổ phần Hào Dương có qui mô rộng hơn có quan hệ tốt hơn, mua 100kg da bò thô chỉ với giá 90USD nhưng khi gia công tạo ra được 50sqf bán được với giá 1500USD/sqf. Lợi nhuận thu được của công ty Hoàng Gia rõ ràng cao hơn lợi nhuận của công Hào Dương. Tất nhiên khả năng cạnh tranh của Hào Dương sẽ thấp hơn, mặc dù Hào Dương có lợi thế cạnh tranh về chi phí yếu tố đầu vào. Bước vào thị trường EU, để đáp ứng được tiêu chuẩn khó tính về thành phẩm thì đòi hỏi công ty phải nâng cao chất lượng thành phẩm, đồng nghĩa với việc yêu cầu cao về chất lượng yếu tố đầu vào, với tình hình các nguồn đầu vào của công ty hiện nay thì buộc công ty phải chủ động thay đổi phương thức hợp đồng gia công khi làm việc với EU

Công ty Hoàng Gia là công ty mới thành lập, nên yêu cầu về tiêu chuẩn nhân viên của công ty cũng không cao, chủ yếu là dân lao động phổ thông, học nghề, chỉ một số ít có trình độ về chuyên môn kỹ thuật. Viêt Nam là nước có nguồn nhân công lao động dồi dào nên về vấn đề này, áp lực về nhân công đối với công ty cũng không cao. Nhưng trong tương lai công ty cần phải nâng cao chất lượng về nhân công hơn nữa để có thể đáp ứng được chất lượng sản phẩm cho một thị trường khó tính như EU.

Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành. Khách hàng được phân làm 2 nhóm:

+ Khách hàng lẻ + Nhà phân phối

Khách hàng đối với công ty Hoàng Gia chủ yếu là khách hàng lẻ, không có trường hợp khách hàng mua đi bán lại (nhà phân phối). Ngành thuộc da tại Việt Nam thật sự chưa phổ biến lắm, nguồn cung ứng cho khách hàng là còn hạn chế, nên sự lựa chọn của họ cũng hạn hẹp. Và đó cũng là ưu thế của công ty trong việc quyết định giá cả. Nhưng bên cạnh đó, sự lựa chọn của người khách hàng phần lớn dựa trên sở thích của người tiêu dùng và những đánh giá, nhận thức của khách hàng về mục đích sử dụng cũng như những yêu cầu cá nhân khi sử dụng

thành phẩm. Song song đó, khi bước vào EU công ty phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm, dịch vụ vận tải, giá cả hợp lý. Là người điều khiển khả năng cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.

Bên cạnh đó, một số khách hàng tại EU sẽ đánh giá cao thông tin quảng cáo, ưu đãi, thì quảng cáo, ưu đãi hay ý kiến từ khách hàng khác càng hấp dẫn, càng có ưu đãi lớn thì sẽ càng tác động lớn đến quyết định mua của họ. Ví dụ như một công ty sản xuất da giày mới thành lập tại EU muốn đặt một HĐ gia công với Việt Nam thì họ phải xem xét tình hình gia công các công ty tại Việt Nam như thế nà, công ty nào hợp lý nhất, họ sẽ theo dõi thông tin quảng cáo trên báo đài, ưu dãi của ngành thuộc da và kết hợp với tham khảo ý kiến từ khách hàng trước đây cảu Việt Nam tại EU để có thể đưa ra quyết định lựa chọn đúng nhất cho mình.

Điều kiện về cầu phản ánh tiềm năng về thị trường và là môi trường cạnh tranh của công ty. Trong một thị trường do có nhiều người cung và khách hàng thường có những đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, muốn chiếm giữ được thị phần các doanh nghiệp công ty phải thường xuyên hiện đại hóa máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng thành phẩm, mở rộng thị trường, đổi mới mẫu mã, màu sắc của sản phẩm. Thị trường mà công ty đang hướng đến là thị trường EU là thị trường có nhu cầu rất cao về ngành da giày nhưng bên cạnh đó, nó lại là một trong những thị trường rất khó tính luôn đòi hỏi sản phẩm của công ty phải thỏa mãn những tiêu chuẩn cao. Do vậy muốn tồn tại và phát triển chỉ có một con đường là nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty mình.

Song song đó, ngày nay xu hướng thương mại quốc tế và sự phát triển của các công đa và xuyên quốc gia đã làm giảm sự cách biệt giữa thị trường nội địa và thị trường thế giới. Nhu cầu của thị trường nội địa cũng giống như thị trường quốc tế. Chính vì vậy công ty hoạt động trong môi trường nội địa có nhu cầu lớn và sự đòi hỏi khắt khe sẽ thành công khi tham gia vào thị trường quốc tế, ví dụ như thị trường EU. Tuy nhiên, khách hàng tại EU là những người rất nhạy cảm và khó tính. Vì thế ngoài việc cung cấp da có chất lượng tốt, đảm bảo uy tín về công ty cũng rất quan trọng. Bởi chỉ cần có nhận định không tốt của họ về công ty, cũng có thể khiến họ có quyết định đổi nhà cung cấp. Vì vậy, để thu hút và

giữa được khách hàng, bên cạnh việc củng cố chất lượng thành phẩm, công ty cũng phải hết sức lưu tâm đến những phản ứng của khách hàng.

Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

Trước tình hình công ty mở rộng sang thị trường EU, các công ty khác nhìn vào sẽ đánh giá rằng, với một qui mô nhỏ, kinh nghiệm chưa cao mà công ty Hoàng Gia có thể đạt được mức lợi nhuận như vậy (khoảng 2 tỷ/ năm, Theo bảng

2.4) và có thể bước vào EU, điều này làm họ nghĩ rằng đây là một ngành “thơm”

cho họ, khi đó họ sẽ có nhiều động lực hơn để mở rộng thêm hình thức gia công xuất khẩu này, vô tình đối thủ cạnh tranh tăng lên.

Ngoài ra công ty cũng đừng quá chú trọng trong vào việc mở rộng thị trường xuất khẩu - thị trường EU , bởi vì vô tình công ty sẽ lãng quên những khách hàng thân thiết gắn bó với mình như Hàn Quốc, Nhật Bản. Khi đó công ty sẽ dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh khác như Thái Lan xô ngã.

Tuy nhiên cũng có một số rào cản khi xâm nhập vào EU, EU là thị trường lớn, nhu cầu cao, đòi hỏi sản lượng lớn. Rào cản gia nhập ngành thuộc da gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, mặc dù Việt Nam là nước nông nghiệp chuyên về chăn nuôi nhưng đôi lúc nguồn da thô không đủ để cung ứng cho các công ty thuộc da, đòi hỏi họ phải nhập khẩu từ nước ngoài hoặc bắt buộc phải chịu phương thức gia công xuất khẩu nhận nguyên vật liệu giao thành phẩm hoặc phương thức mua đứt bán đoạn, khi đó phí nguyên liệu đầu vào sẽ tăng, điều này làm công ty không chủ động được giá chi phí đầu vào, chỉ thu lợi nhuận từ việc gia công lao động. Rào cản kỹ thuật, đây là ngành mới, tự phát nên thật sự chưa một hướng dẫn cụ thể nào về kỹ thuật cũng như sự quan tâm chăm sóc của chính phủ cho ngành này không cao, chính phủ chưa đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải, chưa thành lập những khu tập trung cho ngành. Chính vì điều này, liệu các đối thủ tiềm ẩn khác có thể đáp ứng thành phẩm đủ tiêu chuẩn mả EU đã đặt ra hay không? Đáng để suy nghĩ khi các công có nên quyết định tham gia vào ngành này, thị trường này. Đó cũng làm giảm bớt áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế, các ngành bổ trợ và liên quan.

Nguồn nguyên liệu chính cho ngành là các loại da thô của gia súc. Các sản phẩm như vải, giả da chưa là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho ngành da giày vì ngành này nó định vị ở một thị trường cao hơn ngành giày vải và giày giả da. Nên ta có thể kết luận đối với ngành này không có mặt hàng thay thế, chỉ có thể thay thế giữa các loại da với nhau. Nên đối với ngành này thì áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế là không có.

Các ngành công nghiệp bổ trợ và liên quan: Tính cạnh tranh của ngành da giày nói riêng và của quốc gia nói chung phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh của các nguồn cung ứng các nhập lượng và dịch vụ bổ trợ. Các ngành công nghiệp bổ trợ là những ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp. Vì vậy nhà cung ứng các yếu tố đầu vào có khả năng cạnh tranh cao trên toàn cầu có thể sẽ mang lại cho công ty – khách hàng của họ, các lợi thế về cạnh tranh như: chi phí, chất lượng sản phẩm, thương hiệu. Cụ thể ở đây là khả năng cạnh tranh của ngành da giày phụ thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh của các nguồn yếu tố đầu vào như da thô từ các trang trại chăn nuôi, các công ty hóa chất, phụ màu, máy móc thiệt bị kỹ thuật,…Khi mở rộng qua EU chắc chắn nguồn nguyên liệu trong nước sẽ không đủ để đáp ứng cho họ, bắt buộc công ty phải nhập khẩu hoặc thực hiện hợp đồng gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn hoặc nhận nguyên liệu giao thành phẩm, EU như một thị trường “béo bở” của các công ty cùng ngành, cung cấp nguồn yếu tố đầu vào với chất lượng cao, điều này tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty khi tham gia hợp đồng với EU.

Đồng thời các mối liên hệ tác động qua lại giữa các ngành (quan hệ ngang) cũng tạo điều kiện cho các ngành phát huy được sức mạnh tổng hợp, tăng khả năng cạnh tranh của từng ngành thông qua sự lan truyền về công nghệ. Ngành gia công da giày và ngành hỗ trợ nguyên phụ liệu như chỉ, keo silicon, đế giày, phụ liệu trang trí,…có mối quan hệ và hỗ trợ phát triển. Khi tham gia vào EU, công ty sẽ có cơ hội hợp tác với các ngành hỗ trợ khác có khả năng cạnh tranh cao trên thế giới, tạo sự lan truyền về công nghệ đối với công ty.

Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Khả năng

cạnh tranh của ngành da giày là tổng hợp khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và công ty trong ngành. Tính đến tháng 9 năm 2012 tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày cả nước là 5,22 tỷ USD tăng 12,5% so với cùng kì năm 2011 (Theo thống kê hải quan). Trong khi đó doanh thu xuất khẩu đối với da cho ngành giày của công ty tại tháng 9/2012 là 2.232 triệu đồng (tương đương 107,233 triệu USD) chiếm 2,0622% (Bảng 2.9) so với tổng kim ngạch xuất khẩu da giày cà nước. Chiến lược và cơ cấu của công ty tương đối phù hợp với các định chế và chính sách quốc gia hiện giờ. Đây là ngành mới chưa phổ biến ở Việt Nam, cạnh tranh nội ngành trong nước không cao. Nhưng khi tham gia vào EU cạnh tranh này sẽ gay gắt hơn. Bởi EU luôn là thị trường béo bở cho các nước khác về xuất khẩu da cho ngành giày.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 53 - 60)