Mô hình sản xuất gia công xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 52 - 53)

Về nguyên vật liệu gia công, công ty tham gia hợp đồng gia công theo phương thức kết hợp, công ty tự tìm nguồn nguyên liệu và thực hiện gia công để cung ứng cho khách hàng đặt gia công. Xét về giá cả gia công, công ty thực hiện gia công theo hợp đồng khoán, công ty phải tính toán thật chi lí và tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào để tối đa hóa lợi nhuận từ mức giá định sẵn theo hợp đồng gia công của khách hàng. Xét về bên tham gia quan hệ gia công thì công ty thực hiện gia công hai bên, công ty chỉ việc làm mọi việc liên quan đến gia công sản xuất tạo thành phẩm theo yêu cầu trong hợp đồng khách hàng của công ty, và khách hàng chỉ việc thanh toán toàn bộ chi phí gia công cho công ty theo định mức giá trong hợp đồng.

Da chia làm 2 lớp: da mặt cật (Grain), da ruột (Splitting). Độ dày thông thường của da chưa xẻ là từ 3mm đến 4mm. Trong quá trình thuộc, có thể lọc thành 2 đến 3 lớp tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Lớp 1 là da mặt cật(tiếp xúc trực tiếp với lông) , lớp này có giá trị cao nhất. Lớp 2, lớp 3 là da ruột (da lộn), 2 lớp này có giá trị thấp hơn nhưng thường được sử dụng thông thường hơn. Công ty gia công bốn ngành hàng: da cho ngành túi xách, da cho ngành giày, da cho ngành nội thất, da cho ngành xe hơi. Và chỉ có ba ngành hàng xuất khẩu là da cho ngành giày, da cho ngành túi xách và da cho ngành xe hơi.

Cũng từ một qui trình thuộc sơ chế, sơn nhuộm tạo ra thành phẩm, nhưng đối với các ngành hàng khác nhau thì có những đặc điểm khác nhau. Da cho ngành xe hơi có giá trị cao hơn, đòi hỏi chất lượng, độ bền cao hơn, chi tiết cắt lớn, độ chắc và độ mài mòn tốt hơn nên chi phí gia công da cho ngành xe hơi thường nhiều hơn so với da cho ngành giày và túi xách. Da cho ngành giày và túi xách thường được ưa chuộng hơn nên được đặt gia công nhiều hơn, đối với da cho các ngành này không đòi hỏi cao về chi phí đầu vào, được bán phổ thông hơn.

Các ngành hàng này cũng khác nhau về phân khúc thị trường, da cho ngành giày thì chỉ phân bổ cho thị trường sản xuất giày, da cho ngành túi xách thì phân phối cho ngành sản xuất túi xách, da cho ngành xe hơi thì phân phối cho thị

trường sản xuất xe hơi. Điều này tác động trực tiếp đến giá của từng ngành hàng, tùy sức ép của mỗi thị trường tạo ra mức giá khác nhau cho từng loại sản phẩm. Hàng da cho ngành giày và tui xách thuộc loại hàng phổ thông, thị trường rộng, rủi ro thấp, nên sức ép về giá thấp hơn đối với da cho ngành xe hơi.

Về đơn đặt hàng, đơn đặt hàng da cho ngành giày và da cho ngành túi xách nhiều hơn da cho ngành xe hơi. Thực tế hiện giờ đơn đặt hàng da cho ngành túi xách nhiều da cho ngành giày nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì số lượng đơn đặt hàng da cho ngành giày tăng vượt trội hơn từ 50% đến 55% hợp đồng thực hiện.

Về thuận lợi và khó khăn của công ty đối với nguồn nguyên liệu. Việt Nam là một nước nông nghiệp kết hợp với điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc chăn nuôi động vật lấy da, là cơ hội đảm bảo yếu tố đầu vào cho công ty. Bên cạnh đó, thách thức đặt ra ở đây là việc thu mua đối với yếu tố đầu vào này là theo mùa vụ chăn nuôi, đòi hỏi công ty phải có biện pháp để luôn ổn định yếu tố đầu vào xuyên suốt giữ uy tính cho công ty và luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Không những thế các hộ chăn nuôi nằm rải rác, không tập trung, làm cho công ty tốn thêm chi phí tập hợp và vận chuyển về xưởng, tốn nhiều thời gian. Đồng thời ý thức và trình độ của người dân chưa cao trong việc nhận thức được giá trị về da của gia súc, đôi lúc họ làm thịt và ăn luôn da dẫn đến tình trạng không đủ da cung cấp cho các công ty thuộc da.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w