Thị trường nước ngoài

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 33 - 35)

Thị trường EU:

Là một trong những thị trường lớn nhất của Việt Nam, hàng năm kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giày vào thị trường EU khoảng 3,11 tỷ USD (Báo cáo tổng kết năm 2011, Hiệp hội da giày Việt Nam). 50% lượng xuất khẩu của

ngành da giày ở Việt Nam là sang thị trường EU. Từ ngày 01/04/2011, mặt hàng da giày của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường chính thức không còn chịu mức áp thuế chống bán phá giá 10% kéo dài trong 4 năm qua (“Da giày Việt Nam vào

EU”,vietrade.gov.vn). Điều này sẽ đem lại cho ngành da giày vị thế cạnh tranh

công bằng khi xuất khẩu vào thị trường EU với các nước Ấn Độ, Banglades, Thái Lan, Campuchia, vốn là những nước không bị áp thuế chống bán phá giá trước đây. Cơ hội cho sự phát triển của hàng da giày này kéo theo nó là cơ hội cho sự phát triển gia công da cho ngành giày.

Thời gian qua, nhiều thương hiệu giày dép lơn tại EU và Mỹ đã tới và đang tìm hiểu để đặt hàng. Việc lựa chọn Việt Nam thay vì Trung Quốc đã khẳng định được vị thế của Việt Nam đối với các bạn hàng quốc tế, kéo theo đó là các

hạn chế về ưu đãi thuế với nhóm hàng này. Thực tế, hiện ngành da giày của Việt Nam đã được EU đánh giá là đủ tiêu chí “trưởng thành” và thay vì được hưởng mức thuế ưu đãi 3,5-4% của GSP, ngành này chỉ được hưởng mức MFN tức 7,69%. Cùng với đó, mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với sản phẩm da giày Việt Nam trong thời gian qua là 10% còn mức thuế áp dụng đối với Trung Quốc là 16,5%.

Để tìm ra hướng đi nhằm tăng sức cạnh tranh ngành da giày Việt Nam, bà Nguyễn Thị Tòng, Phó Chủ tịch Hiệp hội da giầy Việt Nam khuyến cáo doanh nghiệp Việt Nam “thay vì ồ ạt tăng xuất khẩu sang EU, nên tìm kiếm hợp đồng

có giá trị và chất lượng. Đồng thời, doanh nghiệp nên đảm bảo nguồn gốc xuất sứ sản phẩm; theo dõi số lượng, giá trị xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU hàng tháng, hàng quý, hàng năm... trên website www.canhbaosom.vn”.

Thị trường Hàn Quốc

Từ khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc có hiệu lực (năm 2007), kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng hơn 100%. Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Theo Vinanet, kim ngạch xuất khẩu da giày các loại sang thị trường Hàn Quốc trong 11 tháng đầu năm 2012 là 162,7 triệu USD tăng 22,19% so với cùng kỳ năm 2011. Với đà tăng trưởng như vậy Hàn Quốc sẽ nhanh chóng vươn lên là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam trong tương lai. Trước tình hình đó, các hợp đồng đặt hàng từ Hàn Quốc cho việc gia công xuất khẩu da cho ngành giày sẽ ồ ạt thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Thị Trường Nhật Bản

Là một trong những thị trường lớn và quan trọng của Việt Nam trong việc xuất khẩu ngành da giày. Từ năm 2008, tổng kim ngạch da giày xuất khẩu vào Nhật Bản là 137,35 triệu USD chiếm 2,88% tổng kim ngạch xuất khẩu da giày năm 2008. Đến năm 2011 phát triển vượt bậc lên đến 209,60 triệu USD chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu da giày năm 201 (Số liệu theo Viện nghiên cứu

da giày). Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu chung của Việt Nam với Nhật Bản

cũng đang trong giai đoạn gia tăng đáng kể, cụ thể là trong 6 tháng đầu năm 2012 (dẫn nguồn số liệu từ Tổng cục Hải Quan Việt Nam) Việt Nam đã xuất khẩu 1,1

tỷ USD sang thị trường Nhật Bản, tăng 55,24% so với tháng 6 năm 2011. Tính chung hai quý đầu năm 2012, Việt Nam đã thu về 6,5 tỷ USD từ thị trường Nhật Bản (chỉ đứng sau thị trường EU, Hoa Kỳ), tăng 47% so với cùng kỳ năm 2011. Chính vì những cơ hội và điều kiện thuận lợi này, mà ngành hàng gia công xuất khẩu da cho ngành giày sang Nhật Bản cũng có chiều hướng tăng đồng biến theo thị trường hàng da giày Việt Nam.

Hoạt động gia công xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam có đặc điểm chính sau: Hầu hết các hợp đồng gia công được ký kết theo hình thức đơn giản là nhận nguyên vật liệu và giao lại thành phẩm. Và phần lớn các hợp động nguyên vật liệu phụ cũng do bên đặt gia công cung cấp. Chúng ta ít có cơ hội sử dụng được các nguyên vật liệu của mình. Gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu gián tiếp sức lao động. Chúng ta vẫn thường thực hiện giao thành phẩm theo điều kiện FOB và nhận nguyên vật liệu theo điều kiện CIF cảng của Việt Nam. Các hợp đồng gia công thường tập trung vào một số công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kong và một số nước thuộc EU.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu da cho ngành giày tại công ty tnhh xuất nhập khẩu hoàng gia (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w