Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay và quá trình CNH-HĐH, các doanh nghiệp nói chung và Công ty xây dựng nói riêng phải tập trung đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật đổi mới công nghệ cho quá trình sản xuất, cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, một vấn đề có tính chất sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty chính là uy tín và chất lượng sản phẩm.
Công ty là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, sản phẩm của Công ty có đặc điểm là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian dài, lại phải chịu
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Chính đặc điểm này của sản phẩm nên TSCĐ của Công ty rất đa dạng và phong phú cả về chủng loại và số lượng. Ngoài TSCĐ trang bị cho công tác quản lý, điều hành sản xuất, số lượng máy móc, thiết bị sử dụng cho công tác thi công công trình của Công ty thường xuyên được mua sắm thêm, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp đã hỗ trợ đắc lực vào việc hoàn thành công trình đúng tiến độ.
TSCĐ của Công ty chủ yếu là các máy móc, thiết bị được dùng cho thi công công trình và công tác quản lý. Trong quá trình phục vụ thi công công trình: Đường, Nhà, cầu, cống, trạm bơm, các loại tài sản này tham gia vào nhiều công trình, hạng mục công trình và giá trị của nó được chuyển dịch dần vào từng công trình, hạng mục công trình.
Do nhu cầu hiện nay của khách hàng đòi hỏi các công trình không những có thời gian sử dụng lâu dài, giá cả hợp lý mà còn đòi hỏi gu thẩm mỹ rất cao. Mặt khác sản phẩm của Công ty không chỉ phục vụ cho sử dụng dân dụng mà còn là những công trình có quy mô lớn phục vụ cho phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, giao thông, thủy lợi (Ví dụ: Trụ sở chỉ huy, đường giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, kho khí tài). Vì vậy, trong những năm vừa qua Công ty đặc biệt chú trọng đến công tác đổi mới nâng cao trang thiết bị, công nghệ sản xuất thay thế các máy móc phục vụ cho thi công các công trình đã cũ và lạc hậu đủ để đảm bảo thi công các công trình có quy mô lớn, phức tạp về kết cấu kỹ thuật và nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị trên thương trường.
Bằng sự đầu tư lớn mạnh và có kế hoạch như vậy nên hiện tại Công ty có một lực lượng sản xuất hùng hậu và được trang bị những máy móc, thiết bị thi công mới, hiện đại, đủ về số lượng, cao về chất lượng đã đưa vị thế của Công ty trở thành một trong những Công ty lớn trong lĩnh vực xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Tỷ trọng TSCĐ của Công ty năm 1995 (thời điểm mới thành lập) chiếm 10% tổng tài sản nhưng đến năm 2009 đã tăng lên 16,27%. TSCĐ của đơn vị chủ yếu là do mua sắm bằng nguồn vốn tự có của Công ty.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty có thể dựa vào một số chỉ tiêu như: Hiệu quả sử dụng TSCĐ hay hệ số sinh lời của Vốn Cố Định.
Về hiệu quả sử dụng TSCĐ có thể thông qua các chỉ tiêu như sau:
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Doanh thu thuần 19.994.956.010 23.272.493.212 35.318.184.304
2. TSCĐ Bình Quân 2.027.798.014 2.632.913.489 5.022.446.961 3. Hiệu quả sử dụng TSCĐ (1/2) 9,86 8,84 7,03 4. Hệ số đảm nhiệm TSCĐ 0,1014 0,11 0,1422 5. Tổng tài sản 12.434.048.829 22.050.199.890 30.871.380.607 6. Nợ phải trả 10.353.519.297 19.051.764.146 25.818.791.275 Qua các chỉ tiêu trên ta thấy năm 2008 hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty giảm (14,24/9,86) = 1,445 lần so với năm 2007, trong khi đó Doanh thu thuần tăng 1,16 lần còn TSCĐ tăng 1,298 lần. Tốc độ tăng Doanh thu chậm hơn tốc độ tăng TSCĐ.
Năm 2009 hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty giảm 0,713 lần so với năm 2007. Doanh thu thuần tăng 1,77 lần, TSCĐ tăng 2,84 lần.
Cũng trong năm này hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty bị giảm đi so với năm 2007 và năm 2008.
Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ ngày càng giảm đi là do tốc độ tăng Doanh thu chậm hơn tốc độ tăng TSCĐ. Công ty cần hết sức chú trọng đến việc sử dụng TSCĐ sao cho hiệu quả.
Bên cạnh đó chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm TSCĐ của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm.
+ Năm 2007, để tạo được 1 đồng Doanh thu, Doanh nghiệp cần 0,1014 đồng vốn cố định.
+ Năm 2008, để tạo được 1 đồng Doanh thu, Doanh nghiệp cần 0,11 đồng vốn cố định, tăng 0,086 đồng so với năm 2007.
+ Năm 2009, để tạo được 1 đồng Doanh thu, Doanh nghiệp cần 0,1422 đồng vốn cố định, tăng 0,0322 đồng so với năm 2008.
Như vậy hệ số đảm nhiệm TSCĐ của Công ty như thế là cao, trong khi đó TSCĐ lại chiếm một tỷ trọng quá thấp trong tổng số tài sản của doanh nghiệp.
Với sự giảm dần về hiệu quả sử dụng TSCĐ và sự tăng dần về hệ số đảm nhiệm TSCĐ của Công ty qua các năm cho thấy Công ty đã chưa sử dụng hiệu quả TSCĐ của mình. Doanh nghiệp cần phải xem xét lại để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục kịp thời.
Ngoài ra còn dựa vào các tỷ số hoạt động như: Vòng quay tài sản, vòng quay TSCĐ hay tỷ số Nợ để đánh giá công tác sử dụng TSCĐ.
Tỷ số Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Tỷ số hoạt động (Doanh thu/Tổng tài sản). 1,608 1,055 1,144 2. Tỷ số Nợ (Tổng Nợ/Tổng tài sản). 0,833 0,864 0,836
Tỷ số hoạt động cho ta biết 100 đồng tài sản của doanh nghiệp bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu, tỷ số này càng cao càng tốt cho ta biết được hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
Tỷ số Nợ cho ta biết 100 đồng tài sản mà doanh nghiệp có thì có bao nhiêu đồng được tài trợ bằng đồng vốn Nợ. Đối với doanh nghiệp tỷ số này không cao không thấp so với trung bình của ngành thì tốt. Còn đối với chủ nợ thì càng thấp càng tốt.